TRƯỜNG THCS SA NHƠN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 6 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
A. Trắc nghiệm: (3.0 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu chỉ ý trả lời đúng nhất (2.0 điểm)
Câu 1: Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?
A. Kiến tha lâu đầy tổ.
B. Con nhà lính tính nhà quan.
C. Cơm thừa, gạo thiếu.
D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.
Câu 2: Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
D. Kính thầy yêu bạn.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm.
C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi.
D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.
Câu 4: Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là:
A. Tiết kiệm.
B. Tôn trọng kỉ luật.
C. Lễ độ.
D. Biết ơn.
Câu 5: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?
A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.
B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.
C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
D. Học để có bạn cùng chơi.
Câu 6: Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?
A. Nói leo, ngắt lời người khác
B. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.
C. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.
D. Thường xuyên rèn luyện.
Câu 7: Biểu hiện nào dới đây là sống lễ độ?
A. Nói trống không.
B. Đi xin phép, về chào hỏi.
C. Ngắt lời người khác.
D. Nói leo trong giờ học.
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây là siêng năng?
A. Đùn đẩy, trốn tránh công việc.
B. Cẩu thả, hời hợt trong công việc.
C. Trông chờ, ỷ lại vào người khác.
D. Tự giác làm việc.
II. Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học (1.0 điểm)
"Biết ơn là sự ......... (1) ...... đền ơn, đáp nghĩa đối với những người ......... (2) ........... có công với dân tộc, với đất nước"
B. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vì sao con người cần phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
Câu 2: (2.0 điểm) Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm?
Câu 3: (2.0 điểm) Liên là học sinh giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.
a. Em hãy nhận xét hành vi của Liên?
b. Nếu là bạn Liên em sẽ làm gì?
Câu 4: (1.0 điểm) Ước mơ nghề nghiệp sau này của em là gì? Để thực hiện ước mơ đó em cần phải làm như thế nào?
--- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm)
1. A
2. C
3. A
4. A
5. C
6. D
7. B
8. D
B. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1: Học sinh cần phải phân tích được hai lí do sau:
- Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống của con người: Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống (thức ăn, nước uống, không khí để thở ...), đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người, không thể tồn tại được.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người....
-(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1: Những việc làm nào sau đây thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội?
A. Luôn dậy sớm tập thể dục.
B. Luôn hòa nhã với mọi người xung quanh.
C. Luôn tự giác tham gia các hoạt động của trường, lớp.
D. Luôn tôn trọng, quý mến mọi người.
Câu 2: Để thực hiện tốt mục đích học tập của mình, em cần phải làm gì?
A. Quyết tâm vượt khó.
B. Đổi mới phương pháp học tập.
C. Vận dụng những điều đã học vào thực tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?
A. Chăm sóc cây và hoa trong vườn.
B. Đi hái lộc đầu năm.
C. Săn bắt động, thực vật quý hiếm.
D. Đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 4: Những hành vi nào sau đây thể hiện là người biết sống chan hoà với mọi người?
A. Không thích những người bà con ở quê lên vì họ không sạch sẽ.
B. Đi học chuyên cần, chăm làm việc nhà.
C. Yêu quý và có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
D. Biết chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh.
Câu 5: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì em cần phải?
A. Làm cầm chừng và trốn tránh việc.
B. Làm qua loa cho xong việc.
C. Làm đến nơi đến chốn mọi công việc.
D. Chon việc dễ làm, khó bỏ.
Câu 6: Hành vi nào sau đây là thiếu lịch sự, tế nhị?
A. Nói nhẹ nhàng khi giao tiếp.
B. Nhìn xoi mói vào người nói chuyện với mình.
C. Lắng nghe người đối thoại.
D. Bỏ mũ khi chào người lớn tuổi.
Câu 7: Tiết kiệm là?
A. Sử dụng một cách hợp lý của cải vật chất.
B. Sử dụng một cách hợp lý của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
C. Hạn chế càng nhiều càng tốt mọi khoản chi tiêu của bản thân.
D. Viết hết vở, mới thay vở mới.
Câu 8: Ý kiến nào sau đây em cho là đúng nhất?
A. Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, đạo đức tốt.
B. Lễ độ là việc riêng của mỗi người.
C. Lễ độ là luôn chủ động làm việc mà không cần ai nhắc nhở.
D. Lễ độ là nói leo trong giờ học.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây nói lên tính không kiên trì?
A. Thấy việc cần làm thì làm đến nơi đến chốn dù gặp khó khăn gian khổ.
B. Là sự làm việc thường xuyên, đều đặn.
C. Làm được đến đâu thì làm, không cần phải gắng sức.
D. Sáng nào cũng dậy sớm để quét nhà.
Câu 10: Khi gặp một bài tập khó, em sẽ?
A. Suy nghĩ, quyết tâm làm cho bằng được.
B. Không làm.
C. Giở sách giải.
D. Chép bài giải của bạn.
Câu 11: Để có sức khoẻ tốt, chúng ta phải làm gì?
A. Khi bị bệnh, nếu ngại đi khám chúng ta có thể tự điều trị.
B. Luyện tập thể dục mỗi ngày, năng chơi thể thao.
C. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều để giảm cân.
D. Ngủ nhiều.
Câu 12: Muốn sống lịch sự, tế nhị, học sinh phải làm gì?
A. Biết tự kiểm soát bản thân mình trong giao tiếp.
B. Biết tự kiềm chế, tránh nóng nảy.
C. Biết cám ơn, xin lỗi.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 13: Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải?
A. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
B. Tu dưỡng đạo đức.
C. Xác định đúng đắn mục đích học tập
D. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự biết ơn?
A. Ngăn nắp, chu đáo trong sinh hoạt gia đình.
B. Tôn trọng, hoà nhã, quý mến người khác.
C. Biết quý trọng kết quả lao động của mình.
D. Có thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng là do công lao của người khác.
Câu 15: Câu thành ngữ nào sau đây nói về tiết kiệm?
A. Cơm thừa gạo thiếu.
B. Góp gió thành bão.
C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
D. Cần cù bù thông minh.
Câu 16: Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất?
A. Học để kiếm việc làm nhàn hạ và có thu nhập cao.
B. Học để khỏi thua kém bạn bè.
C. Học vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của đất nước.
D. Học vì danh dự của gia đình.
Câu 17: Sức khoẻ giúp chúng ta?
A. Tích cực phòng bệnh.
B. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
C. Học tập, lao động có hiệu quả.
D. Luyện tập thể dục, thể thao.
Câu 18: Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
A. Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến
B. Sống chan hoà sẽ được mọi người giúp đỡ.
C. Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người.
D. Sống chan hoà sẽ góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Câu 19: Tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội có tác dụng gì?
A. Chủ động làm việc, học tập mà không cần ai nhắc nhở
B. Cố gắng kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
C. Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
D. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định.
Câu 20: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?
A. Ngắt lời người khác.
B. Trêu chọc bạn bị khuyết tật.
C. Nói tục, chửi thề.
D. Gõ cửa trước khi vào phòng người khác.
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Mục đích học tập của học sinh là gì? Xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa gì?
Câu 2 (1.0 điểm): Hãy nêu 4 việc làm của em và của các bạn thể hiện sự tôn trọng kỷ luật ở Trường, Lớp.
Câu 3 (2.0 điểm): Để trở thành người siêng năng, kiên trì, em phải làm gì?
--- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | D | A | D | C | B | B | A | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | D | C | D | B | C | C | C | C | D |
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
- Mục đích học tập của học sinh:
+ Là phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.
+ Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ Quốc.
- Xác định đúng mục đích học tập thì chúng ta mới có thể học tập tốt.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2.0 điểm)
- Em hiểu gì về câu "Tiên học lễ, hậu học văn"?
- Em hãy cho biết thế nào là lễ độ?
Câu 2: (2.5 điểm)
Trong cuộc sống, em cần biết ơn những ai? Vì sao cần phải biết ơn những người đó? (Nêu 4 người cụ thể trong gia đình, nhà trường, xã hội). Em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với những người ấy?
Câu 3: (2.5 điểm)
Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với kiến đó không? Vì sao? Em hãy nêu 1 việc làm mà một người không tôn trọng kỉ luật hay pháp luật sẽ gây ra hậu quả gì?
Câu 4: (3.0 điểm)
Em hãy nêu những hậu quả mà con người phải gánh chịu nếu thiên nhiên, môi trường bị tàn phá, ô nhiễm. Em nhận thấy bản thân mình cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường?
--- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2.0 điểm)
- Chữ lễ ở đây theo nghĩa rộng là đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau.
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
Câu 2: (2.5 điểm)
Trong cuộc sống, em cần biết ơn:
- Cha mẹ, vì đã sinh ra và nuôi dưỡng em nên người.
- Thầy cô, vì đã dạy cho em kiến thức.
- Bác Hồ, những anh hùng, liệt sĩ, vì đã hy sinh để cho đất nước được độc lập, tự do như ngày hôm nay.
- Người nông dân, vì đã trồng trọt cho em có lúa gạo để ăn.
- Em sẽ chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô và cha mẹ, cố gắng học giỏi, quý trọng thành quả lao động của người khác, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội...
Câu 3: (2.5 điểm)
- Em không đồng ý. Vì mọi người tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nền nếp, kỉ cương.
- Ví dụ:
+ Một người không chấp hành luật giao thông sẽ gây ra tai nạn cho chính bản thân người đó và những người tham gia giao thông khác....
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn GDCD 6 năm 2020 Trường THCS Sa Nhơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: