TRƯỜNG THCS LÂM VĂN BỀN | KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN: VẬT LÝ 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Nêu nguyên tắc đo độ dài một vật.
Câu 2. Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. Khi đó hai dụng cụ cho cùng một kết quà. Nếu mang cả hai dụng cụ này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ của hai dụng cụ cỏ còn giống nhau nữa không? Cân nào chỉ đúng?
Câu 3. Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 4. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng vên lại chuyển động?
Câu 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Có đặc điểm gì về phương, chiều và cường độ?
Câu 6. Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của các hòn bi bằng thuỷ tinh?
Câu 7.
a) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng?
b) Ta đặt vật A lên đĩa cân bên trái và đặt các quả cân lên đĩa bên phải của một cân Rôbecvan. Muốn cân thăng bằng ta phải đặt: 2 quả cân 200g, 1 quả cân 100 g và 2 quả cân 20g. Khối lượng của A là bao nhiêu?
c) Thả vật A (không thấm nước) vào một bình có dung tích 500cm3 đang chửa 400cm3 nước thì thấy nước tràn ra là 100cm3. Tính thể tích vật A?
d) Tính trọng lượng riêng của chất làm vật A?
...
----(Nội dung phần lời giải của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Nêu cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan.
Câu 2. Nêu thí dụ về các vật biến dạng đàn hồi.
Câu 3. Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi
Câu 4. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho một thí dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó.
Câu 5. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào vị trí dấu . của các câu sau để được nội dung đúng.
a. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực....................................
trọng lượng của vật.
b. Khi sử dụng đòn bẩy, muốn làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của
lực nâng ......................................... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác
dụng của trọng lượng vật.
Câu 6. Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. Cho biết: Dsắt= 7800kg/m3.
Câu 7. Đổi các đơn vị sau:
a. 2 tấn = ….. tạ;
b. 6 dm3 = …. lít;
c. 100 g = …..kg;
d. 1500 kg/m3 =….g/cm3;
e. 160 dm = ….m;
f. 20 hm = … m
g. 0,5 lít = ….cc;
h. 0,8 g/cc =…kg/m3
...
----(Nội dung phần lời giải của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Người thợ may dùng thước nào dưới đây để đo vòng cổ khách hàng may áo sơ mi?
A . Thước kẻ có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm.
B . Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm.
C . Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 2mm.
D. Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm
Câu 2. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa đề đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây?
A. Đo thể tích bình tràn.
B. Đo thể tích bình chứa.
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật vào bình.
Câu 3. Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên. Trong các kết quả ghi sau đây có một kết quả đúng, đó là:
A. 32cm3.
B. 35,0cm3.
C. 33cm3.
D. 31,0cm3.
Câu 4. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng có thể gây ra những hiện tượng gì đối với quả bóng?
A . Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng.
B . Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng
C . Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 5. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A . Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B . Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C . Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
Câu 6. Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu?
A. 0,02N.
B. 0,2N.
C. 20N.
D. 200N.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây là thí dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 8. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bàng 1000N.
B. Lực ít nhất bằng 100N.
C . Lực ít nhất bằng 10N.
D. Lực ít nhất bằng 1N.
...
-----(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 6 trường THCS Lâm Văn Bền có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.