TRƯỜNG THPT VĨ LAM | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
A. Trắc nghiệm :
Câu 1: Cation X2+ và anion Y2– đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn là:
A. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA và Y thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
B. X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA và Y thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
C. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA và Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
D. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA và Y thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 2: Dãy các chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
A. C2H4 ; C2H6. B. CH4 ; C2H6.
C. C2H4 ; C2H2. D. CH4 ; C2H2.
Câu 3: Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X có số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Vậy, AM và AX lần lượt là:
A. 65 và 32. B. 24 và 32. C. 56 và 16. D. 56 và 32.
Câu 4: Số electron tối đa trong phân lớp p :
A. 6. B. 10. C. 2. D. 14.
Câu 5: Những kí hiệu nào sau đây là không đúng :
A. 3p. B. 2d. C. 3s. D. 4d.
Câu 6: Khi cặp electron chung lệch về một phía nguyên tử, người ta gọi liên kết đó là:
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cộng hóa trị.
Câu 7: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp, nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là:
A. Mg (M=24) và Ba (M=137). B. Mg (M =24) và Ca (M=40).
C. Be (M = 9) và Mg (M = 24). D. Ca (M=40) và Sr (M= 88).
Câu 8: Cấu hình nào sau đây là của ion Cl– (Z = 17).
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p64s1. D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 9: Cho phản ứng : NO + K2Cr2O7 + H2SO4 → HNO3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O. Các hệ số cân bằng lần lượt là:
A. 2, 1, 4, 2, 1, 1, 3. B. 1, 1, 4, 2, 1, 1, 3.
C. 2, 1, 3, 2, 1, 1, 3. D. 2, 1, 4, 2, 1, 3, 3.
Câu 10: Số oxi hóa của nguyên tố N trong các chất và ion NH4+, Li3N, HNO2, NO2, NO3–, KNO3 lần lượt là:
A. –3; –3; +3; +4; –5 và +5. B. –4; –3; +3; +4; +5 và +5.
C. –3; –3; +3; +4; +5 và +5. D. –3; +3; +3; +4; +5 và +5.
Câu 11: Trong tự nhiên cacbon có hai đồng vị 126C và 136C. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của đồng vị 12C là:
A. 45,5% . B. 98,9%. C. 89,9%. D. 99,8%.
Câu 12: Nguyên tố có cấu hình nguyên tử 1s22s22p1 thuộc vị trí:
A. Chu kì 2, nhóm IIA. B. Chu kì 2, nhóm IIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIIA. D. Chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 13: Nguyên tử X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p5. Tổng số electron trong vỏ nguyên tử X là:
A. 17. B. 18. C. 16. D. 15.
Câu 14: Nguyên tử nguyên tố X có số thứ tự là 19 trong bảng tuần hoàn, công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là:
A. XO và XH2. B. XO và XH.
C. X2O và XH. D. X2O và XH2.
Câu 15: Trong các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử có liên kết cộng hóa trị là:
A. NaCl và MgO. B. HCl và MgO.
C. N2 và NaCl. D. N2 và HCl.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
A. Trắc nghiệm :
Câu 1: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng oxi hoá khử?
A. ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O.
B. 2NO + O2 → 2NO2.
C. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
D. N2 + 3H2 → NH3.
Câu 2: Tổng số hạt proton , nơtron và electron trong 1 nguyên tử là 21. Trong đó số hạt mang điện dương bằng số hạt không mang điện. Số khối A của nguyên tử đó là :
A. 15. B. 7. C. 21. D. 14.
Câu 3: Số đơn vị điện tích hạt nhân, số nơtron và số electron của nguyên tử 23592U là :
A. 92+ , 143 , 92–. B. 143 , 92 , 92.
C. 92+ , 143 , 92. D. 92 , 143 , 92.
Câu 4: Cho phản ứng NH4NO2 → N2 + 2H2O . Trong phản ứng trên NH4NO2 đóng vai trò là chất nào sau đây :
A. Chất oxi hóa.
B. Chất khử.
C. Không phải chất oxi hoá cũng không phải chất khử.
D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt proton , nơtron và electron là 54 và có số khối là 37. Số hiệu nguyên tử của X là :
A. 20. B. 16. C. 17. D. 18.
Câu 6: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa – khử :
A. 2Zn + O2 → 2ZnO. B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
C. Cu(OH)2 → CuO + H2O. D. Cl2+2NaOH→NaCl + NaClO+ H2O
Câu 7: Trong tự nhiên Brôm có 2 đồng vị bền 7935Br chiếm 50,52 % và 8035Br chiếm 49,48%. Nguyên tử khối trung bình của Brom là :
A. 79,49. B. 79,90. C. 79,13. D. 79,56.
Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử :
A. NH3 + HCl → NH4Cl B. 2H2 + O2 → 2H2O
C. HCl + NaOH → NaCl + H2O D. CaCO3 → CaO + CO2
Câu 9:Tổng số hạt proton , nơtron và electron trong 1 nguyên tử là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số nơtron của nguyên tử đó là :
A. 35. B. 18. C. 16. D. 17.
Câu 10:Số oxi hóa của S trong SO32–là:
A. +2. B. 0. C. +4. D. +6.
Câu 11:Số ôxi hoá của nitơ trong các phân tử N2O , HNO3 và ion NO2– lần lượt là :
A. +2 , +5 , +5.
B. +1 , +5 , +5.
C. +1 , +5 , –3.
D. +1, +5 , +3.
Câu 12:Trong phản ứng : 4KClO3 → KCl + 3KClO4 , Cl+5(trong KClO3) đóng vai trò :
A. Không xác định được. B. Chất khử.
C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. D. Chất oxi hóa.
Câu 13:Oxít cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3. Hợp chất khí với hiđrô của nó, hiđrô chiếm 5,88% về khối lượng. Nguyên tử khối của R là :
A. 79. B. 31. C. 32. D. 14.
Câu 14:Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất oxi hoá ?
A. 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2.
B. 4NH3 + 5 O2 → 4NO + 6H2O.
C. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
Câu 15:Biết mn ≈mp ≈ 1 u và me ≈ 1/1840 u. Hạt nhân nguyên tử 126C có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của vỏ nguyên tử :
A. 1840. B. 11040. C. 3680. D. 22086.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
A. Trắc nghiệm :
Câu 1:Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) 4Na + O2 → 2Na2O.
(2) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
(3) Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2.
(4) NH3 + HCl → NH4Cl.
(5) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Các phản ứng không phải phản ứng oxi hóa khử là
A. (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (4), (5).
Câu 2:Nguyên tử 2311Na có số p, e và n lần lượt là :
A. 11, 11, 12. B. 11, 12, 11. C. 11, 12, 13. D. 11, 11, 13.
Câu 3:Số oxi hóa của nitơ trong NO2, HNO3, NO2– và NH4+ lần lượt là :
A. +4, +5, –3, +3. B. +4, +3, +5, –3.
C. +4, +5, +3, –3. D. +3, +5, +3, –4.
Câu 4:X là nguyên tử có chứa 20 proton, Y là nguyên tử có chứa 17 electron. Công thức hợp chất được hình thành giữa hai nguyên tử X và Y là :
A. X2Y với liên kết CHT. B. X3Y2 với liên kết CHT.
C. XY2 với liên kết ion. D. XY với liên kết ion.
Câu 5:Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí của nguyên tố X trong bảng HTTH là :
A. Chu kì 4, nhóm VIIIA. B. Chu kì 3, nhóm IIA.
C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 6:Nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 60, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Cấu hình electron của nguyên tử X là :
A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p63d104s1.
C. 1s22s22p63s23p64s2. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p5.
Câu 7:Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron: X: 1s22s22p63s23p4 ; Y: 1s22s22p63s23p6 ; Z: 1s22s22p63s23p64s2. Trong các nguyên tố X, Y, Z , nguyên tố kim loại là :
A. Z. B. X và Y. C. X. D. Y.
Câu 8:Cặp chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là :
A. Cl2 và HCl. B. H2O và HCl.
C. N2 và Cl2. D. H2O và NaCl.
Câu 9: Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải thì :
A. Tính phi kim giảm dần. B. Bán kính nguyên tử giảm dần.
C. Tính kim loại tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 4s1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là
A. 15 và 19. B. 19 và 15. C. 18 và 15. D. 19 và 14.
Câu 11: Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Trong oxit bậc cao nhất của R, nguyên tố oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là :
A. P. B. C. C. S. D. N.
Câu 12: Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho :
A. khả năng nhường electron cho nguyên tử khác.
B. khả năng nhường proton cho nguyên tử khác.
C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
D. khả năng hút electron của nguyên tử trong phân tử.
Câu 13: Các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính phân cực là:
A. Cl2, HCl, NaCl. B. NaCl, Cl2, HCl.
C. HCl, Cl2, NaCl. D. NaCl, HCl, Cl2.
Câu 14: Khi cho 0,6 gam một kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với nước tạo thành 0,336 lit khí H2 (ở đktc). Kim loại X là :
A. Mg. B. Sr. C. Ba. D. Ca.
Câu 15:Phản ứng trong đó HCl đóng vai trò là chất oxi hóa là :
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O.
B. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O + 2KCl.
C. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2+ 2H2O.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
A. Trắc nghiệm :
Câu 1:Tổng số proton trong ion XA32– là 40. Nguyên tố X và A lần lượt là :
A. 15P , 16S. B. 14Si , 8O. C. 16S , 8O. D. 6C , 8O.
Câu 2:Cho sơ đồ phản ứng : S → FeS → SO2 → SO3 → NaHSO3. Tổng số phản ứng oxi hoá khử là :
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 3:Cho phương trình : 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl +8 H2O. Hệ số phân tử HCl đóng vai trò chất khử và môi trường trong phương trình lần lượt là :
A. 4 ,10. B. 10,4. C. 6, 10. D. 10, 6.
Câu 4:Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là:
A. đều ở chu kì 3, nhóm tương ứng là VIIA và IIA.
B. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm VIA
C. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm IIA
D. X ở chu kì 3, nhóm VA ; Y ở chu kì 4, nhóm IIA
Câu 5:Tổng số nguyên tử có trong 36 gam NH4NO3 là bao nhiêu? (biết NA =6,02.1023 ; H=1 ; N=14 ; O=16)
A. 24,3.1022. B. 2,709. 1023. C. 24,38. 1023. D. 27,09. 1023.
Câu 6:Cho 1,82 g một kim loại kiềm tác dụng hết với 48,44 gam nước , sau phản ứng thu được 2,912 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X . Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm dung dịch X là :
A. Li , 12,48 %. B. Li , 44%.
C. Na , 31,65 %. D. Na , 44%.
Câu 7:Liti có 2 đồng vị là 36Li và 37Li. Nguyên tử khối trung bình của liti là 6,94. % khối lượng của đồng vị 37Li trong Li2O là :
A. 44%. B. 37 %. C. 2,4 %. D. 53,5%.
Câu 8:Cho các hạt vi mô: Al3+, 13Al, 11Na, Mg2+, 12Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt nhân :
A. Al3+< Mg2+
C. Mg2+
Câu 9:Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố d ?
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p5. D. 1s22s22p63s23p63d104s2.
Câu 10:Nguyên tố hoá học là:
A. tập hợp các nguyên tử có cùng số khối.
B. tập hợp các nguyên tử có số nơtron giống nhau.
C. tập hợp các nguyên tử có khối lượng giống nhau.
D. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 11:Nguyên tử của các nguyên tố 13 Al , 9F; điện hoá trị của nhôm ,Flo trong AlF3 lần lượt là :
A. 3+, 1– . B. 3, 1. C. +3, +1. D. +3, 1–.
Câu 12:Nguyên tử nguyên tố R có tổng số các loại hạt là 180. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số nơtron của R là :
A. 53. B. 75. C. 74. D. 70.
Câu 13:Trong phản ứng nào HCl đóng vai trò chất oxi hoá ?
A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O.
B. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 .
C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
D. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
Câu 14:Hai nguyên tố A, B thuộc hai chu kì kế tiếp trong một nhóm A của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 22. Hai nguyên tố A, B có số proton là :
A. 7, 15. B. 8, 14. C. 2, 20. D. 4,18.
Câu 15:Cho nguyên tử của nguyên tố có Fe (Z=26) cấu hình electron của Fe và Fe2+ lần lượt là :
A. 1s22s22p63s23p63d64s2 ; 1s22s22p63s23p63d54s1.
B. 1s22s22p63s23p63d64s2 ; 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p64s23d6 ; 1s22s22p63s23p64s23d4.
D. 1s22s22p63s23p63d64s2 ; 1s22s22p63s23p63d44s2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Vĩ Lam, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!