TRƯỜNG THPT BÍCH CHÂU | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
1. Hãy giải thích:
a. Vì sao nguyên tố Mn thuộc nhóm VII là kim loại trong khi nguyên tố Clo và các halogen khác cũng thuộc nhóm VII nhưng lại là phi kim?
b. Mô men lưỡng cực của phân tử SO2 bằng 5,37.1030C.m và của CO2 bằng 0?
c. Muối KCl ở trạng thái rắn không dẫn điện nhưng khi đun nóng chảy lại dẫn điện?
d. Cu không phản ứng với axit HCl nhưng ngâm miếng Cu trong dd HCl một thời gian thấy dd chuyển màu xanh?
2) Trong tự nhiên ô xi có 3 đồng vị 16O = 99,76% ; 17O = 0,04%; 18O = 0,2%
Giải thích vì sao khối lượng nguyên tử trung bình của ô xi lại bằng 15,9994đvc
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm,SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dd H2SO4 với muối Na2SO3.
1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.
2) Trong thí nghiệm đã dùng giải pháp gì để hạn chế SO2 thoát ra ngoài? Giải thích.
Câu 3: Cho các dd riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, AlCl3, FeSO4, NaHSO4 ,FeCl3. Một học sinh cho rằng nếu dùng dd Na2S thì có thể phân biệt các dd trên ngay ở lần thử đầu tiên. Kết luận của học sinh đó đúng không? Tại sao?
Câu 4:
1) Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121 Sb trong Sb2O3 (Cho biết MO=16).
2) Hãy tính bán kính nguyên tử Liti (đơn vị nm), biết thể tích của 1 mol tinh thể kim loại Li bằng 7,07cm3 và trong tinh thể các nguyên tử Li chỉ chiếm 68% thể tích, còn lại là khe trống.
Câu 5: Cho V lít CO qua ống sứ đựng 5,8 gam sắt oxit nung đỏ một thời gian, thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B phản ứng hết với HNO3 loãng, thu được dung dịch C và 0,784 lít NO. Cô cạn dung dịch C, thu được 18,15 gam muối sắt (III) khan. Nếu hòa tan B bằng axit HCl dư thì thấy thoát ra 0,672 lít khí (thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
1. Tìm công thức của sắt oxit.
2. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong B.
Câu 6: Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản ứng với 50ml dd H2SO4 đặc nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B. Trung hòa bằng 200ml dd NaOH 2M rồi làm bay hơi nước cẩn thận hỗn hợp sản phẩm B thu được 199,6 g hỗn hợp D(khối lượng khô). Nung D đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp muối E có khối lượng 98 g. Nếu cho dd BaCl2 lấy dư vào B thì thu được kết tủa F có khối lượng gấp 1,4265 lần khối lượng muối E. Dẫn khí A qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 g kết tủa màu đen.
a) Tính nồng độ % dd H2SO4 đã dùng (d=1,715 g/ml) và m gam muối
b) Xác định kim loại kiềm trên
Câu 7: Nguyên tố A có 4 loại đồng vị có các đặc điểm sau:
+ Tổng số khối của 4 đồng vị là 825.
+ Tổng số nơtron đồng vị A3 và A4 lớn hơn số nơtron đồng vị A1 là 121 hạt.
+ Hiệu số khối của đồng vị A2 và A4 nhỏ hơn hiệu số khối của đồng vị A1 và A3là 5 đơn vị .
+ Tổng số phần tử của đồng vị A1 và A4 lớn hơn tổng số hạt không mang điện của đồng vị A2 và A3 là 333 .
+ Số khối của đồng vị A4 bằng 33,5% tổng số khối của ba đồng vị kia .
a) Xác định số khối của 4 đồng vị và số điện tích hạt nhân của nguyên tố A .
b) Các đồng vị A1 , A2 , A3 , A4 lần lượt chiếm 50,9% , 23,3% , 0,9% và 24,9% tổng số nguyên tử . Hãy tính KLNT trung bình của nguyên tố A .
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,11 mol Al và 0,05 mol ZnO bằng V lít dung dịch HNO3 1M vừa đủ, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí Y nguyên chất. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 35,28 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của Y và tính V, biết quá trình cô cạn không có sự phân hủy muối, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 9: Cho 6,00 gam mẫu chất chứa Fe3O4, Fe2O3 và các tạp chất trơ. Hòa tan mẫu vào lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit (khử tất cả Fe3+ thành Fe2+) tạo ra dung dịch A. Pha loãng dung dịch A đến thể tích 50ml. Lượng I2 có trong 10ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với 5,50 ml dung dịch Na2S2O3 1,00M (sinh ra ). Lấy 25 ml mẫu dung dịch A khác, chiết tách I2, lượng Fe2+ trong dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ với 3,20 ml dung dịch KMnO4 1,00M trong dung dịch H2SO4.
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (dạng phương trình ion thu gọn).
2. Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 và Fe2O3 trong mẫu ban đầu?
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố phi kim A có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử thỏa mãn điều kiện: m + l = 0 và n + ms = 3/2 (quy ước các giá trị của m tính từ thấp đến cao).
1. Xác định nguyên tố A.
2. A tạo ra các ion BA32- và CA32- lần lượt có 42 và 32 electron
a. Xác định các nguyên tố B và C.
b. Dung dịch muối của BA32- và CA32- khi tác dụng với axit clohiđric cho khí D và E.
- Mô tả dạng hình học của phân tử D, E.
- Nêu phương pháp hóa học phân biệt D và E.
- D, E có thể kết hợp với O2 không? Tại sao?
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít O2 ở (đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối đối với H2 là 19.
1) Hãy xác định thành phần % theo thể tích các khí có trong A.
2) Tính m và V, biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 5 gam kết tủa trắng.
Câu 12: Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối A tác dụng với dung dịch H2SO4 1M thấy có vẫn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với dung dịch H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A.
1) Xác định các muối A, B, D, công thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Trong hỗn hợp C có chất C' có khối lượng mol bằng 206 gam. Khi cho chất này vào dung dịch HCl đặc ở -100C thu được chất lỏng (E) màu vàng, mùi khó chịu. Trong E có các chất F, G, H đều kém bền (mỗi chất đều chứa 2 nguyên tố), trong đó F có tỷ khối hơi so với H2 bằng 33, G có 1 nguyên tố chiếm 2,041% về khối lượng, H và C' có cùng số nguyên tử trong phân tử. Hòa tan C' vào dung dịch HCl đặc đun nóng thấy dung dịch có vẫn đục và có khí thoát ra. Xác định các chất C', F, G, H viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Câu 13: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất XF3 và YF4, biết:
* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.
* Phân tử YF4 có hình tứ diện.
* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.
* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.
1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.
Câu 14: Cho 32 gam dung dịch Br2 a% vào 200 ml dung dịch SO2 b mol/lít được dung dịch X. Chia X làm 2 phần bằng nhau
* Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.
* Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng.
b. Tính a,b (coi các phản ứng đều hoàn toàn).
Câu 15: Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl3, BaBr2, KCl tác dụng với 440 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 0,15 mol bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl loãng dư tạo ra 2,128 lít H2 (đktc) và còn phần chất không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các pư xảy ra h t.
1) Lập luận để viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Tính khối lượng kết tủa B.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HSG năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Bích Châu, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!