Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Phan Đăng Lưu

TRƯỜNG THCS PHAN ĐĂNG LƯU

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mây tụ về rừng thầm

Suối lượn dưới thung xa

Đồng xanh ôm núi biếc

Trâu gặm chiều nhẩn nha

Đàn cò trắng về qua

Vẽ lên ngàn chớp sáng

Những làng mạc an hòa

Bên núi sông bình lặng

(Trích Nam thiêng Hồng lĩnh Trần Đức Cường, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh - Số 261, tháng 4 năm 2020)

a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Nêu nội dung của đoạn thơ.

c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

Câu 2. (3,0 điểm).

Em hãy viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, Tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (2.0 điểm)

a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b. Nội dung của đoạn thơ: miêu tả cảnh vật thanh bình của làng quê.

c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

Câu 2. (3,0 điểm).

Dẫn dắt vấn đề:

- Bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao": tinh thần đoàn kết

- Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhụt chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Bàn luận:

* Giải thích câu tục ngữ

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- “Một cây” thì không thể làm “nên non”

- “Ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao

=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo

- “Chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết

- “Cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

* Dẫn chứng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta

- Trong thực tế lịch sử: Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặc ngoại xâm, Bác Hồ có câu: “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”

- Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất, họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...

* Bài học kinh nghiệm: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hồ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Bài học rút ra được từ câu tục ngữ: Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập và phấn đấu để cùng tiến bộ.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm):

Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngữ liệu 1:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn, rồi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., NXB Hội nhà văn, 2016, tr.51)

Ngữ liệu 2:

Sứ mệnh của hoa là nở Cho dù không có những ưu thể đến như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.

[...]

Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

(Kazuko Watanabe, Mình là nắng, việc của mình là chói chang - Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

Câu 1 (0,5 điểm):

Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 (0,5 điểm):

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn."

Câu 3 (1,0 điểm):

Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ trong câu "Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu."

Câu 4 (1,0 điểm):

Từ hai ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) triển khai luận điểm - Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công.

Câu 2: (5,0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận về các khổ thơ sau:

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr.156)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm):

Pphương thức biểu đạt chính là nghị luận

Câu 2 (0,5 điểm):

Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn" - thành phần tình thái

Câu 3 (1,0 điểm):

Biện pháp tu từ ẩn dụ:

Tác dụng:

- Nhấn mạnh mỗi người sẽ có những giá trị riêng đối với cuộc đời và mỗi giá trị đó đều xứng đáng được trân trọng. Vì vậy hãy phát huy giá trị riêng của chính mình.

- Làm cho diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn.

Câu 4 (1,0 điểm):

- Luôn sống tự tin về những điều mình có.

- Phát huy những giá trị sẵn có để làm đẹp cho bản thân, cho cuộc đời.

II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Vấn đề cần bàn luận: Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công.

1. Giới thiệu vấn đề:

Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ra đến thành công.

2. Giải thích vấn đề

- Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình.

- Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.

-> “Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ra đến thành công” nghĩa là khi bạn tin vào bản thân mình, tin vào năng lực của mình, bạn sẽ gặt hái được thành quả xứng đáng.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?

Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin."

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? (1.0)

Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau: "Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái, với câu chủ đề: Thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của con người. (Lưu ý: Gạch chân thành phần tình thái).

Câu 2 (4,0 điểm):

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lệ trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh,

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr. 84 - 85)

Phân tích đoạn thơ trên và nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước.

Câu 2 (1,0 điểm): Các phép liên kết hình thức

- Phép nối: và

- Phép lặp: "đôi mắt"

Câu 3 (1,0 điểm):

- Cấu tạo ngữ pháp của câu: "Tuổi trẻ của mình (cn) đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường (vn)."

- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu: đơn

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình”:

- Nhấn mạnh ý nghĩa của tuổi trẻ tác giả: tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Khẳng định niềm tự hào được cống hiến cho dân tộc.

- Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Phan Đăng Lưu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?