TRƯỜNG THPT TẠ QUANG BỬU | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
COVID-19 KHIẾN NHIỀU NGƯỜI CẢM NHẬN RÕ HƠN GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH
Tính đến 9h ngày 25/6, thế giới chỉ nhận 9.503,073 người mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ: 483.677 người tử vong. Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi một của đời sống với nhiều nỗi lo toan từ sức khỏe đến kinh tế... Mấy tháng chống chọi với Covid-19 khiển không ít người đứng ngồi không yên trong lo sợ. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác, dịch bệnh cũng khiến nhiều người nhận ra và thấu hiểu hơn những giá trị mà bấy lâu cuộc sống lo toan, bộn bề khiến họ có phần lãng quên. Nhiều nước, nhiều tổ chức phát động chiến dịch Ở nhà vẫn vui kêu gọi mọi người ở nhà và chia sẻ những câu chuyện, khoảnh khắc vui vẻ, tích cực trong thời gian ở nhà làm việc. Chưa bao giờ, trên các trang mạng xã hội, những câu chuyện tích cực lại được nhiều ông bố, bà mẹ chia sẻ rộn ràng đến vậy. Con cái chăm làm việc nhà, học được nhiều kỹ năng sống, gia đình gần nhau hơn. Trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều hơn những bữa cơm ấm cúng được mọi người chia sẻ, mang theo thông điệp tích cực, lạc quan. Sợi dây gắn kết yêu thương cũng được bền vững hơn khi mà họ đã xích lại gần nhau, có trách nhiệm với nhau, sẻ chia và cùng nhau gánh vác mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống...
(Như Thụy - theo UN, Guardian, NYT, bảo Phụ nữ Việt Nam Số 77 ngày 26/6/2020)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn trích?
Câu 2 (1,0 điểm): Các con số trong câu: “Tính đến 9h ngày 25/6, thế giới ghi nhận 9.503.073 người mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; 483,677 người tử vong” nói lên đặc tính gì của đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu các chiến dịch và hoạt động được thực hiện khi mọi người ở nhà chống dịch?
Câu 4 (0,5 điểm): Trình bày thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Anh (chị) hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau:
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mộ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm, đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc, Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
- Trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe đứa con nói vậy, tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách gì tháo cởi ra được.
Về đến nhà, mắng vợ một bữa cho hả giận. Nàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia từ ai nói ra thì giấu không kể lời con nói; chỉ thường thường mắng mỏ nhiếc móc và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Nói xong gieo mình xuống sông mà chết.
(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Chú thích:
(1) Một tiết: ý nói giữ trọn lòng chung thủy với chồng (tiết: danh dự và phẩm giá con người)
(2) Ngõ liễu tường hoa: chỉ nơi có những chuyện quan hệ trai gái không đúng đắn.
(3) Nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng cùng gây dựng hạnh phúc gia đình
(4) Cả đoạn “Nay đã bình rơi trâm gãy... núi Vọng Phu kia nữa": ý nói nỗi thất vọng của Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi, tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ.
(5) Ngọc Mị Nương: theo tích ngọc trai giếng nước trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy, ý nói đến chết vẫn giữ lòng trong sáng.
(6) Cỏ Ngu mĩ: tích về nàng Ngu Cơ, Vợ Hạng Vũ. Khi Hạng Vũ thua trận, thế cùng, chạy đến Cai Hạ, nàng rút gươm tự vẫn. Tương truyền hồn Ngu Cơ hóa thành hai khóm cỏ trên mộ, ngày đêm cứ quấn quýt vào nhau, người ta gọi là cỏ Ngu mĩ nhân, ý nói đến chết vẫn giữ lòng chung thủy.
(7) Lòng chim dạ cá: ở đây ý nói thay lòng đổi dạ, không chung thủy.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Câu chủ đề của đoạn trích là: "Covid-19 khiến nhiều người cảm nhận rõ hơn giá trị gia đình".
Câu 2: Các con số trong câu: “Tính đến 9h ngày 25/6, thế giới ghi nhận 9.503.073 người mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; 483,677 người tử vong” nói lên đặc tính
Câu 3: Các chiến dịch và hoạt động được thực hiện khi mọi người ở nhà chống dịch:
- Chiến dịch Ở nhà vẫn vui kêu gọi mọi người ở nhà và chia sẻ những câu chuyện, khoảnh khắc vui vẻ, tích cực trong thời gian ở nhà làm việc
- Nhiều ông bố, bà mẹ đã chia sẻ những câu chuyện tích cực trên các trang mạng xã hội
- Con cái chăm làm việc nhà, học được nhiều kỹ năng sống
- Những bữa cơm ấm cúng trong các gia đình xuất hiện nhiều hơn và được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích:
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của gia đình.
2. Thân bài
- Giải thích: Gia đình là gì? Những quan điểm về gia đình:
- Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
- Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
- Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán
- Là nơi mà ta về mỗi khi mệt mỏi
- Là nơi chưa đầy tình yêu thương
---(Để xem tiếp đáp án phần Tạo lập văn bản vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm).
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy
Câu 2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: "rưng rưng"
Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình.
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ.
Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
* Giới thiệu đề tài nghị luận: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống
* Bàn luận vấn đề
* Giải thích khái niệm:
- Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...
- Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.
- Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống:
+ Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu.
+ Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.
+ Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.
---(Đáp án chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (5 điểm) Trong tác phẩm văn học kinh điển Nhà giả kim, nhà văn Paulo Coelho đã có một nhận định sâu sắc:
Hãy tự nhủ với trái tim mình rằng nỗi sợ đau khổ còn tồi tệ hơn cả đau khổ. Nhưng không có trái tim nào lại đau khổ khi lên đường tìm kiếm ước mơ của nó.
(Trích Nhà giả kim - Paulo Coelho- 1988)
Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm của Paulo Coelho.
Câu 2: (5.0 điểm) Từ việc phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, anh/chị hãy bày tỏ suy cảm về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong nguồn cảm hứng chung của văn học giai đoạn 1945-1975.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
I. Yêu cầu chung:
- Thí sinh phải phát huy được những hiểu biết về đời sống xã hội, khả năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về vấn đề nghị luận.
- Bài viết phải trình bày rõ ràng, bố cục mạch lạc, tuân thủ các quy tắc tạo lập văn bản, nêu được vấn đề nghị luận ở phần mở bài.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Giải thích:
- “Đau khổ”: những đau thương, mất mát, những khó khăn, thử thách trên hành trình sống, kiếm tìm và hiện thực hóa khát khao của cuộc đời.
- “Ước mơ”: những mong muốn, khát khao, thường là những điều chưa có trong thực tại, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; có ý nghĩa định hướng suy nghĩ, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân.
=> Ý nghĩa câu nói của Paulo Coelho: Bằng cách nói phủ định, câu trích dẫn đã khẳng định vai trò của bản lĩnh, ý chí trước những đau thương, mất mát, gian nan, thách thức của cuộc sống; nhằm thực hiện những khát khao cao đẹp của cuộc đời. Đồng thời, nhận định của nhà văn còn nhấn mạnh giá trị đích thực của những mơ ước, khát vọng đối với tâm hồn của mỗi cá nhân; động viên, khích lệ chúng ta trên con đường lắm thử thách, chông gai ấy.
2. Bàn luận
2.1. Những “nỗi sợ đau khổ” trên hành trình tìm kiếm và thực hiện ước mơ (Biểu hiện của vấn đề):
- Cuộc sống vốn tồn tại nhiều hiểm nguy, thách thức. Và đương nhiên, những gian nan ấy tất yếu sẽ hiện hữu trên chặng đường tiến đến mơ ước của tuổi trẻ. Không thành công nào mà không có mất mát, đau thương, “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai” (Đường đến vinh quang).
- Đứng trước khó khăn, đặc biệt là những mất mát về mặt tinh thần, không nên sợ hãi, chùn bước bởi mà phải nỗ lực, cố gắng vượt lên nghịch cảnh để tiến đến mục tiêu cao cả của bản thân.
2.2. Tại sao cần hiểu được rằng “nỗi sợ đau khổ còn tồi tệ hơn cả đau khổ”; tại sao còn phải hiểu rằng không ai đau khổ khi dũng cảm lên đường thực hiện ước mơ? (Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề)
2.2.1. “Nỗi sợ đau khổ còn tồi tệ hơn cả đau khổ”, vì:
- Khi con người chìm trong cảm giác sợ hãi phải đối diện với những đớn đau, khó khăn, thách thức; ta sẽ bị nỗi sợ hãi xâm chiếm và ngự trị tâm hồn. Càng sợ hãi, sẽ càng lo lắng và khi đó, ta sẽ không đủ tỉnh táo, sáng suốt để tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp để giải quyết vấn đề
- Thiếu bản lĩnh, sức chịu đựng lâu dần còn khiến con người trở nên nhút nhát, thậm chí đớn hèn, không đủ khả năng đối mặt với những thách thức dù là nhỏ nhất.
2.2.2. Không ai phải đau khổ khi dũng cảm lên đường thực hiện ước mơ, vì:
- Ước mơ, đặc biệt là những ước mơ chân chính, là những khát khao cao đẹp, thuần khiết, có ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển của mỗi cá nhân. Dũng cảm theo đuổi những khát vọng ấy cũng chính là đang can đảm làm chủ cuộc đời, tương lai của chính mình. Khi đã đủ nghị lực để đương đầu với gian nan, thử thách, bảo vệ mơ ước, hoài bão, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự hào về chính mình. Không ai lại dằn vặt đau khổ khi mình đã nỗ lực hết sức, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. (Dẫn chứng cụ thể: cậu bé Santiago trong tác phẩm “Nhà giả kim”; những tấm gương vượt khó trong học tập, lao động…)
- Can đảm đương đầu với nghịch cảnh, vượt lên nỗi sợ hãi, lắng lo sẽ giúp chúng ta khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân; tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng những giá trị nhân văn cao đẹp; khẳng định và nâng cao giá trị con người bằng những thành công xứng đáng. (Dẫn chứng cụ thể…)
=> Khẳng định: sự nhút nhát, đớn hèn nhiều khi còn đáng sợ hơn cả khó khăn, nghịch cảnh. Ước mơ cao đẹp sẽ không khiến bất kỳ ai phải khổ đau trên hành trình chinh phục, đồng thời cũng là hành trình hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn.
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận:
- Không phải mọi ước mơ đều dẫn đến cánh cửa thành công. Kể cả khi ta đã cố gắng hết sức, nhưng nếu đó không phải là những ước mơ chân chính, phù hợp với sự phát triển lành mạnh của cá nhân và cộng đồng xã hội, những khát vọng ấy cũng sẽ không được trân trọng và mọi công sức đều có khả năng bị phủ nhận.
- Phê phán những bạn trẻ nhút nhát, không can đảm, thiếu bản lĩnh, ý chí; luôn sợ hãi, rụt rè, không dám dấn thân khám phá, thực hiện ước mơ
- Phê phán những người sống không niềm tin, mơ ước, khát vọng; sống một cuộc đời an toàn nhưng tẻ nhạt, nhàm chán, vô nghĩa.
4. Bài học (Phương hướng giải quyết vấn đề):
- Trong cuộc sống, trước những đớn đau, mất mát, phải dũng cảm, rèn luyện ý chí, nghị lực, dưỡng nuôi niềm tin và kiên trì đến cùng trên hành trình hiện thực hóa những khát vọng của cuộc đời.
Câu 3:
I. Yêu cầu chung:
- Thí sinh phải thể hiện hiểu biết của bản thân về kiến thức văn học, tác phẩm văn học, tác giả văn học.
- Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Giới thiệu tác giả/ tác phẩm và vấn đề nghị luận
1.1. Tác giả: Lê Minh Khuê
- Quê Thanh Hóa; bà thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Hiện tại bà là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Các tác phẩm của Lê Minh Khuê ra đời đầu những năm 70 của thế kỉ XX đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa; cổ vũ chặng đường kháng chiến gian nan của dân tộc.
- Ngòi bút miêu tả tâm lý của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lý phụ nữ.
1.2. Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi (1970)
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.
- Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nêu rõ thực tế, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ: khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
1.3. Nhân vật Phương Định (khái quát):
- Đặt phương định trong mối quan hệ chung với 2 cô gái còn lại, giới thiệu khát quát về 2 cô gái đồng đội của Phương Định.
- Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện. Cô là một trong 3 cô gái thanh niên xung phong nhân vật chính của truyện ngắn. Cô vừa là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng vừa mang những nét đẹp riêng của người con gái Hà thành.
2. Phân tích nhân vật Phương Định:
2.1. Cô gái có tâm hồn trong sáng:
2.1.1. Nhạy cảm và mơ mộng:
- Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên vô tư.
- Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô...). Đó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
- Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mìnhlà một cô gái khá...); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng khôngvồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.
- Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cảcông việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thếnày hay không...” Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.
2.1.2. Hồn nhiên, yêu đời:
- Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (...), thậm chí bịa ra lời mà hát.
- Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
2.2. Một cô gái có phẩm chất anh hùng:
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc.
- Dũng cảm, gan dạ.
- Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.
- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn.
- Cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới; bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
2.3. Giàu lòng yêu thương đồng đội:
+ Chăm sóc Nho chu đáo.
+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặc dù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát.
+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.
+ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
2.4. Đánh giá về nhân vật:
- Qua dòng suy tư của Phương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.
- Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.
- Nét điệu đà, hồn nhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô Thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm.
- Phương Định (cũng như Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Tạ Quang Bửu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !