TRƯỜNG THCS BIÊN GIANG | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Trích 1:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD, 2014)
1. Nhận biết
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?Tác giả là ai? (0.5 điểm)
2. Nhận biết
Xác định từ láy có trong đoạn thơ (0.5 điểm)
3. Thông hiểu
Em hiểu thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” (0.5 điểm)
Trích 2:
“Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ.Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới”.
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2014)
4. Nhận biết
Xác định phép liên kết câu trong đoạn văn trên (0.5 điểm)
5. Nhận biết
Câu văn in nghiêng là câu đơn hay câu ghép.Chỉ ra các thành phần câu. (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao
Trong thế gian này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà con là sự im lặng đáng sợ của những người tốt
Suy nghĩ của em về câu nói trên (Bài làm không quá một trang giấy thi)
Câu 2: (4.0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận vẻ đẹp anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1.
1.
Phương pháp: căn cứ bài Sang thu
Cách giải:
- Tác phẩm: Sang thu
- Tác giả: Hữu Thỉnh
2.
Phương pháp: căn cứ bài Từ láy
Cách giải:
- Từ láy: dềnh dàng, vội vã
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.
+ Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.
4.
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và lien kết đoạn văn
Cách giải:
- Phép lặp: thế kỉ, thiên niên kỉ
5.
Phương pháp: căn cứ các kiểu câu đã học
Cách giải:
- Câu đơn
- Thành phần câu:
Trong thời khắc như vậy, ai ai // cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới”.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giải thích:
-“Xót xa”Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- “xót xa” là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối.
- Con người có thể "xót xa" vì cái gì?
+ Hành động và lời nói của kẻ xấu. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
+ Xót xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
- Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Phân tích- chứng minh:
* Xót xa vì những điều chưa tốt
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị.
* Xót xa vì sự im lặng của người tốt
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
- Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (2,0 điểm).
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.
Còn cô kỹ sư chỉ “ô” lên một tiếng! (...)Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015, trang 182)
a/ Nhận biết
Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)
b/Nhận biết
Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)
c/ Nhận biết
Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
d/ Thông hiểu
Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.(1,0 điểm)
Câu 2 (3 điểm).Vận dụng cao
Viết đoạn văn trình bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống.
Trong đoạn văn có một câu văn chứa thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần đó) và một câu cầu khiến (gạch chân câu đó).
Câu 3 (5 điểm). Vận dụng cao
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mấy sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa ! "
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.."
(Bếp lửa-Bằng Việt, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2015, trang 144).
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tình cảm và suy tư mà Bằng Việt gửi gắm trong đoạn thơ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
a.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức Tự sự
b.
Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
Cách giải:
- “Ồ”.
- “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
c.
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và lien kết đoạn văn
Cách giải:
- Phép thế (ông).
- Phép nối (còn).
d.
Phương pháp: căn cứ các thành phần câu đã học
Cách giải:
- Phân tích:
Anh con trai (CN1); trao bó hoa đã cắt cho người con gái (VN1)
Cô (CN2) ; đỡ lấy (CN3)
- Kiểu câu: Câu ghép.
Câu 2.
Phương pháp:phân tích, tổng hợp
Cách giải:
a. Về hình thức
- Đảm bảo đúng chủ đề, đúng yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội: 0,25 điểm.
- Diễn đạt dễ hiểu, không mắc lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp: 0,25 điểm.
- Viết đúng câu có thành phần phụ chú: 0,25 điểm. Câu cầu khiến: 0,25 điểm. Gạch chân đúng mỗi câu 0,25 điểm.
b. Về Nội dung cần có:
- Ước mơ trong cuộc sống là những kế hoạch, là điều tốt đẹp và hạnh phúc con người muốn có. Mỗi người một ước mơ và đều mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài.
- Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.
- Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào?
- Phân tích con người đi tới ước mơ có dễ dàng không?
- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì.
Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người không hạnh phúc. Ước mơ lành mạnh, chính đáng và không lành mạnh sẽ đưa chúng ta đến đâu?
- Mở rộng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không biết ước mơ.
- Chúng ta hãy xây dựng ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ cho mục đích sống của mình.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2.0 điểm) Nhận biết
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lẵng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre.
“Tre già măng mọc”. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các em, các em rồi đây sẽ lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép, xi măng cốt sắt.
Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,…
(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, tập hai)
a. Đọc đoạn trích trên, hãy xác định:
- Từ láy (0.5 điểm)
- Thành ngữ (0.5 điểm)
- Khởi ngữ (0.5 điểm)
b. Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển (0.5 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao
Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
(Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, tập một)
Trong đoạn thơ trên tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.
Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay anh cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đầy này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên, để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lất chiếc khăn tay còn vo tròn giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chử không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.
Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô được vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lê, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
a.
Phương pháp: căn cứ nội dung các bài: Từ láy, Thành ngữ, Khởi ngữ
Cách giải
- Từ láy: lồng lộng, mênh mông.
- Thành ngữ: tre già măng mọc.
- Khởi ngữ: Các em.
b.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Cách giải:
- Từ “măng” trong “lứa măng non” được dùng theo nghĩa chuyển.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Biên Giang. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !