Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Trãi lần 3 có đáp án

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

 

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2021

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Họ và tên thí sinh:........................................................... SBD: ..................

1. ĐỀ 1

Câu 81: Lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Gen quy định tính trạng màu sắc hoa di truyền tuân theo quy luật

A. phân li độc lập.

B. phân li.

C. tương tác bổ sung.

D. hoán vị gen.

Câu 82: Một quần thể thực vật tự thụ phấn không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thành phần kiểu gen qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng

A. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp trội và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp lặn.

B. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp.

C. tăng dẫn tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

D. giảm dẫn tần số kiểu gen đồng hợp trội và tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp lặn.

Câu 83: Hoạt động của vi khuẩn nào sau đây làm mất nitơ của đất ?

A. Vi khuẩn nitrat hóa.

B. Vi khuẩn amôn hóa.

C. Vi khuẩn cố định nitơ.

D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 84: Trong chọn giống, để tạo giống lúa có đặc tính chịu mặn, chịu phèn và đồng hợp về tất cả các gen thì áp dụng phương pháp

A. nuôi cấy hạt phấn.

B. gây đột biến nhân tạo.

C. lai 2 dòng thuần.

D. lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 85: Theo giả thuyết siêu trội, cơ thể có kiểu gen nào sau đây có ưu thế lai cao nhất ?

A. aaBbDD.

B. AaBbDd.

C. aabbDD.

D. aabbDd.

Câu 86: Dạng nào sau đây thuộc đột biến gen ?

A. Thay thế 1 cặp nucleotit.

B. Đảo đoạn.

C. Lặp đoạn.

D. Đa bội.

Câu 87: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa ?

A. Đột biến.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Giao phối không ngẫu nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 88: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Lai cơ thể có kiểu gen AaBb với cơ thể có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, số loại kiểu hình ở đời con F1

A. 16.

B. 2.

C. 9.

D. 4.

Câu 89: Cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gen AB/ab giảm phân bình thường tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ

A. 1AB : 1ab.

B. 1AB : 1Ab : 1a B : 1a b.

C. 1Ab : 1aB.

D. 100% AB.

Câu 90: Phiên mã là quá trình tổng hợp

A. ARN.

B. Prôtêin.

C. ADN.

D. Lipit.

Câu 91: Người bị hội chứng Đao thuộc dạng thể đột biến nào sau đây ?

A. Thể tam bội.

B. Thể ba.

C. Thể tứ bội.

D. Thể một.

Câu 92: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Số lượng NST trong một tế bào của thể tam bội là

A. 25.

B. 36.

C. 72.

D. 26.

Câu 93: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1. Tần số alen A của quần thể này là

A. 0,7.

B. 0,8.

C. 0,2.

D. 0,1.

Câu 94: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng ?

A. AA x AA.

B. AA x aa.

C. Aa x Aa.

D. Aa x aa.

Câu 95: Bào quan quang hợp của tế bào thực vật là

A. bộ máy Gôngi.

B. ti thể.

C. lục lạp.

D. ribôxôm.

Câu 96: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Cặp NST giới tính giống nhau ở hai giới.

B. NST giới tính chỉ chứa gen quy định tính trạng thường.

C. NST giới tính chứa gen quy định giới tính và có thể chứa các gen khác.

D. Gen trên NST giới tính luôn tồn tại thành từng cặp alen.

Câu 97: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật biến đổi gen ?

A. Dê chứa gen quy định prôtêin tơ nhện.

B. Chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống.

C. Cừu Đôly.

D. Giống lúa “gạo vàng”.

Câu 98: Một gen bị đột biến điểm làm cho số liên kết hiđrô giảm 2 liên kết. Gen đã bị đột biến

A. mất 1 cặp A – T.

B. thêm 1 cặp G – X.

C. mất 1 cặp G – X.

D. thêm 1 cặp A – T.

Câu 99: Cho biết các gen trên cùng một NST và luôn di truyền cùng nhau. Theo lí thuyết, phép lai

(P): AB/ab x Ab/aB cho đời con F1 có tỉ lệ kiểu gen là

A. 1 : 1 : 1 : 1.

B. 1 : 2 : 1.

C. 1 : 1.

D. 3 : 1.

Câu 100: Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật khác với thú ăn thịt là gì ?

A. Có tiêu hóa hóa học.

B. Có tiêu hóa cơ học.

C. Răng nanh phát triển.

D. Manh tràng rất phát triển.

Đáp án

CÂU

ĐA

CÂU

ĐA

81

C

91

B

82

C

92

B

83

D

93

B

84

A

94

D

85

B

95

C

86

A

96

C

87

D

97

C

88

D

98

A

89

A

99

A

90

A

100

D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 1. Mạch gỗ được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?

   A. Các quản bào và ống rây.                                   C. Ống rây và mạch gỗ.

   B. Mạch gỗ và tế bào kèm.                                       D. Quản bào và mạch ống.

Câu 2. Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit ở mạch mã hóa là:

5'-ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT-3'

Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?

   A. 3'-UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA- 5'.                                         B. 5'-UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA-3'.

   C. 3'-AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU-5'.                                         D. 5'-AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU-3'.

Câu 3. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ?

   A. Tiến hóa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

   B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô loài và diễn biến không ngừng.

   C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài.

   D. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

Câu 4. Loài động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?

   A. Thuỷ tức.                    B. Trai sông                       C. Tôm                              D. Thỏ

Câu 5. Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 gen alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể?

   A. Chuyển đoạn không tương hỗ.                           B. Lặp đoạn                     

   C. Đảo đoạn                                                                D. Chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 6. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là cơ thể thuần chủng?

   A. AAbbdd.                     B. AaBbdd.                      C. aaBbdd.                       D. AaBBDd.

Câu 7. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa. Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ:

   A. 0,05                              B. 0,1                                C. 0,2                                D. 0,15

Câu 8. Loại enzim nào sau đây được sử dụng trong công nghệ tạo ADN tái tổ hợp?

   A. ADN polimeraza.       B. ARN polimeraza.        C. Restrictaza.                 D. Amylaza.

Câu 9. Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?

   A. Cách li sinh thái.         B. Cách li tập tính.          C. Cách li cơ học.            D. Cách li sinh sản.

Câu 10. Trong giai đoạn nguyên thủy của khí quyển Trái Đất không có khí nào sau đây?

   A. CO2.                             B. O2.                                C. NH3.                             D. CH4.

Câu 11. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hoá của cả hai loài?

   A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.                                B. Quan hệ kí sinh - vật chủ.

   C. Quan hệ hội sinh.                                                  D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

Câu 12. Cá cóc Tam Đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam Đảo mà ít gặp ở các quần xã khác. Cá cóc Tam Đảo được gọi là?

   A. loài ưu thế.                  B. loài phân bố rộng.      C. loài đặc trưng.             D. loài ngẫu nhiên.

Câu 13. Khi nói về quá trình hô hấp của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Hô hấp luôn tạo ra ATP.                                    

   B. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tất cả các loài thực vật.                                      

   C. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C4

   D. Quá trình hô hấp có thể sẽ làm tăng chất lượng nông sản.

Câu 14. Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây sai?

   A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

   B. Ở dạ dày có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học

   C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

   D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Câu 15. Gen D có 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nuclêôtit loại A. Gen D bị đột biến điểm thành alen d, alen d giảm 1 liên kết hiđrô so với alen D. Alen d nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?

   A. 1687.                            B. 1680.                            C. 717.                              D. 726.

Câu 16. Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:

   A. Mã di truyền có tính thoái hoá.                           B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

   C. ADN của vi khuẩn có dạng vòng.                       D. Gen của vi khuẩn hoạt động theo operon.

Câu 17. Đậu Hà Lan là loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền. Ở loài đậu này, tính trạng màu hạt do một cặp gen quy định, trong đó A quy đinh hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Lấy hạt phấn của cây hạt vàng thuần chủng thụ phấn cho cây hạt xanh được F1, sau đó F1 sinh sản ra F2, F2 sinh sản ra F3, F3 sinh sản ra F4. Theo lí thuyết, ở các hạt trên cây F2, loại hạt khi gieo trồng phát triển thanh cây trưởng thành sau khi tự thụ phấn vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ?

   A. 100%                            B. 12.5%                           C. 25%                              D. 0%

Câu 18. Cơ quan thoái hoá mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Có bao nhiêu giải thích đúng?

I. Gen quy định cơ quan thoái hoá liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan họng.

II. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan có hại.

III. Cơ quan thoái hoá không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

IV. Thời gian tiến hoá chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.

   A. 3                                   B. 1                                   C. 2                                   D. 4

Câu 19. Khi nói về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống) của quần xã.

II. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.

III. Ở hệ sinh thái tự nhiên, con người phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ.

IV. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên hệ nhân tạo có độ đa dạng về loài cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 20. Khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể của loài có đặc điểm sinh học nào sau đây có đồ thị tăng trưởng hàm số mũ?

   A. Loài có số lượng cá thể đông, tuổi thọ lớn, kích thước cá thể lớn.

   B. Loài có tốc độ sinh sản chậm, vòng đời dài, kích thước cá thể lớn.

   C. Loài có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, kích thước cá thể bé.

   D. Loài động vật bậc cao, có hiệu quả trao đổi chất cao, tỉ lệ tử vong thấp.

ĐÁP ÁN

1.D

2.A

3.D

4.A

5.B

6.A

7.A

8.C

9.D

10.B

11.D

12.C

13.B

14.A

15.A

16.A

17.C

18.A

19.B

20.C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 1: Bậc cấu trúc nào của nhiễm sắc thể có đường kính 30 nm ?

   A. Sợi chất nhiễm sắc.      B. Sợi siêu xoắn.               C. Cromatit.                      D. Sợi cơ bản .

Câu 2: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến

   A. thể bốn (2n+2)             B. thể ba (2n+1).               C. thể không (2n-2).         D. thể một (2n-1).

Câu 3: Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền phân ly và phân ly độc lập là

   A. ruồi giấm.                     B. bí ngô.                          C. đậu Hà Lan.                 D. cà chua.

Câu 4: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là:

   A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen.                               B. sự thích nghi kiểu gen.

   C. sự mềm dẻo về kiểu hình.                                      D. sự mềm dẻo của kiểu gen.

Câu 5: Ba tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau giảm phân I. Tổng số cromatit trong các tế bào là

   A. 0                                   B. 24                                 C. 48                                 D. 16.

Câu 6: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường

   A. qua lớp cutin.               B. qua khí khổng.              C. qua mô giậu.                 D. qua lớp biểu bì.

Câu 7: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn, tỉ lệ kiểu hình phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

   A. Aa × Aa                       B. Aa × aa                         C. AA × Aa                      D. AA × aa

Câu 8: Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

   A. Chó                              B.                                C. Ngựa                            D. Chim bồ câu

Câu 9: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ  thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là

   A. 20%                              B. 10%                              C. 25%.                             D. 30%

Câu 10: Khi nói về thể tứ bội và thể song nhị bội, điều nào sau đây là đúng?

   A. Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội, thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội khác nhau.

   B. Thể tứ bội là kết quả của các tác nhân đột biến nhân tạo còn thể song nhị bội là kết quả của lai xa tự nhiên.

   C. Thể tứ bội có khả năng hữu thụ, thể song nhị bội thường bất thụ.

   D. Thể tứ bội là 1 đột biến đa bội, thể song nhị bội là đột biến lệch bội.

Câu 11: Trong hệ mạch, huyết áp thấp nhất ở

   A. tiểu động mạch.            B. mao mạch.                    C. động mạch chủ.            D. tĩnh mạch.

Câu 12: Bệnh mù màu ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST X quy định. Số loại kiểu gen tối đa về gen này ở quần thể người là

   A. 2                                   B. 4                                   C. 3                                   D. 5

Câu 13: Hình vẽ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền cấp độ phân tử đang diễn ra. Cấu trúc X trên hình vẽ là

   A. ADN polimeraza.         B. ADN ligaza.                 C. Ribôxôm                      D. ARN polimeraza.

Câu 14: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Hoán vị gen giải thích sự tương đối ổn định của sinh giới.

   B. Hoán vị gen luôn diễn ra ở 2 giới với tần số như nhau.

   C. Hiện tượng hoán vị gen phổ biến hơn liên kết gen.

   D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?

   A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng đỏ tươi.

   B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ.

   C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống.

   D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép.

Câu 16: Khi nói về hô hấp ở thực vật, điều nào sau đây là đúng?

   A. Phần năng lượng hô hấp tạo ra ở dạng nhiệt là cần thiết để sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây.

   B. Ti thể là bào quan thực hiện quá trình phân giải kị khí

   C. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài ánh sáng.

   D. Giai đoạn chuỗi truyền electron trong hô hấp hiếu khí là tạo ra nhiều năng lượng nhất.

Câu 17: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó

   A. nằm ở ngoài nhân.                                                  B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X

   C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.                       D. nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Câu 18: Một cá thể có kiểu gen giảm phân tần số hoán vị gen  giữa hai gen B và D là 20%. Tỉ lệ loại giao tử Bd

   A. 10%.                             B. 15%.                             C. 20%.                             D. 5%.

Câu 19: Để tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

   A. Lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

   B. Nhân bản vô tính từ tế bào sinh dưỡng.

   C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh kèm đa bội hóa.

   D. Dung hợp các tế bào trần khác loài.

Câu 20: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,5AA + 0,5Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là

   A. 12,5%.                          B. 6,25 %.                         C. 25%.                             D. 62,5% .

Đáp án

1-A

2-D

3-C

4-C

5-C

6-B

7-B

8-B

9-D

10-A

11-D

12-D

13-D

14-D

15-B

16-D

17-A

18-A

19-C

20-A

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Trãi lần 3 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?