TRƯỜNG THPT SƠN TRÀ | ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.
Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách- những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.
(Tian- Dayton, Ph, D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TPHCM, Tr 129)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi?
Câu 3. Anh / Chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”?
Câu 4. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?
Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành hai lần miêu tả Tnú gắn với hình ảnh đôi bàn tay
Lần thứ nhất: “Một ngón tay Tnu bốc cháy . Hai ngón, ba ngón....Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc....Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu”.
Lần thứ hai: “Anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn bằng đôi bàn tay tàn tật khi nó cố thủ trong hầm”.
Hãy phân tích sự thay đổi trong hành động, phẩm chất, số phận của nhân vật Tnú qua hai lần miêu tả trên. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về sự vận động của số phận, tính các nhân vật trong tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận
Câu 2.
Theo tác giả
- Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình.
- Khi “không đối diện với nỗi sợ hãi” , ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có.
Câu 3. Lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình” có nghĩa là: Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình nghĩa là dám thừa nhận và đối mặt với những thói xấu cũng như khuyết điểm trong con người mình.
=> Câu nói trên khuyên con người biết nhận ra cái xấu trong con người mình để có ý thức đấu tranh loại bỏ nó, hoàn thiện bản thân.
Câu 4.
Em nêu ý kiến của mình đồng tình hoặc không đồng tình và giải thích.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Với chủ đề: Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách với điều kiện lập luận chặt chẽ, thuyết phục,... Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:
- Giải thích Thế nào là bóng tối? Tình yêu được nói tới ở dây là gì?
Câu nói đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người, nó có khả năng đẩy lùi bóng tối và tội ác.
- Lí giải sức mạnh của tình yêu thương trong đời sống cộng đồng.
- Bài học: làm thế nào để bồi đắp cho tâm hồn có tình yêu thương?
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua
(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Bàn luận về phép học)
Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết
Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu
Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn.
Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu
Câu “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai? Vì sao?
Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu
Tư tưởng tiến bộ của tác giả về việc học được thể hiện rõ ở những nội dung nào trong đoạn trích?
Câu 5: (1.0 điểm) Vận dụng
Để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, mỗi học sinh cần lựa chọn một mục đích học tập đúng đắn. Vậy mục đích học tập của em là gì? Hãy lí giải vì sao em lựa chọn mục đích ấy?
II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Câu 1:
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Em hiểu lời dạy trên thế nào? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một bài văn nghị luận.
Câu 2:
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, tập 2, NXBGD Việt Nam) có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.
Anh/ chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của hai sự kiện đó trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu
1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Thể loại: Tấu
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2.
Phương pháp: căn cứ các kiểu câu phân theo mục đích nói
Cách giải:
- Kiểu câu; câu trần thuật
- Hành động nói: đề nghị
3.
Phương pháp: căn cứ đoạn trích, phân tích, lý giải
Cách giải:
- Đúng
- Vì dùng từ phủ định: không
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Tư tưởng học tiến bộ được thể hiện ở phương pháp học: học để bồi lấy gốc; học tuần tự từ thấp đến cao; học rộng rồi tóm lược cho gọn; theo điều học mà làm.
5.
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
- Học sinh có thể lựa chọn bất cứ mục đích học tập nào và có lý giải phù hợp.
- Gợi ý:
+ Mục đích học tập: học tập để xây dựng đất nước
+ Vì đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển rất cần những người tài giỏi ra để xây dựng đất nước. Bởi vậy, em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để xây dựng đất nước giàu mạnh.
II. Làm văn
Câu 1:
1. Mở bài
Sự tương quan chặt chẽ giữa học và hành là vấn đề được nhiều người quan tâm. Học và hành có tầm quan trọng ngang nhau. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thỉ hành không trôi chảy.
2. Thân bài
- Giải thích:
- Thế nào là học và hành? Tại sao học với hành phải đi đôi?
- Học là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở. Hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
- Tại sao học với hành phải đi đôi?
- Học mà không hành thì học vô ích, chỉ biết lí thuyết suông. Lí thuyết suông thì vô dụng.
Hành mà không học thì hành không đạt kết quả tốt vì thiếu cơ sở lý thuyết. Hành mù quáng dễ gây nguy hại.
- Bình luận
+ Khẳng định ý kiến trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng dắn và có ý nghĩa sâu sắc.
+ Học mà không hành thì học vô ích. Lí thuyết chỉ có sức mạnh khi nó được vận dụng vào thực hành.
+ Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ công việc hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Không có gì quan trọng hơn, học là để hành nhằm tạo ra những giá trị hữu ích cho chính mình và cho người khác.
+ Vì vậy, học mà không hành thì chỉ nắm lý thuyết mà không vận dụng lí thuyết đó vào thực tế khiến cho việc học trở thành vô ích vì mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể nào.
+ Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Không thể làm đúng, tạo ra giá trị mà không hề biết gì về cách làm, các bước thực hiện và kết quả cần đạt tới.
+ Người chỉ làm việc (hành) theo thói quen và kinh nghiệm, không có lý thuyết (học) soi sáng thì công việc sẽ tiến triển chậm chạp, hiệu quả thấp, thậm chí là thất bại và gay ra những tổn hại lớn. Đối với những công việc đòi hỏi phải có những hiểu biết về khoa học, kĩ thuật mới thực hiện được thì nhất thiết phải học và học không ngừng.
+ Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học tập nghiêm túc, ta sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
+ Quan niệm nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quan niệm rất khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành, hướng dẫn thực hành, rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm, nâng cao chất lượng công việc. Hành giúp cho việc vận dụng, củng có, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học.
3. Kết bài
Học nhất định phải đi đôi với hành. Cả hai đều rất quan trọng, quyết dịnh sự thành bại của công việc. Ta không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao. Ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam trong học tập và trong đời sống của mỗi người.
Câu 2:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
b. Thân bài: Phân tích hai sự kiện và nêu ý nghĩa hai sự kiện
- Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra
+ Nguyên nhân: bị ép buộc vì món nợ của cha mẹ và vì bị A Sử lừa theo tập tục bắt vợ của người vùng cao.
+ Ban đầu Mỵ phản kháng, trốn về có ý định tự vẫn nhưng vì thương cha Mỵ đành trở lại nhà Pá Tra.
+ Chịu sự đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần dẫn đến mất hết ý thức về cuộc sống, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
+ Ý nghĩa: Phơi bày thực trạng của xã hội thực dân, phong kiến miền núi. Thể hiện sự cảm thông của tác giả trước số phận đau khổ của người dân miền núi dưới chế độ thực dân, phong kiến.
- Sự kiện cắt dây trói giải thoát A Phủ:
+ Hoàn cảnh: A Phủ vô ý để mất một con bò, bị Pa Tra trói đứng giữa trời đông giá rét.
+ Ban đầu Mỵ vô cảm trước cảnh A Phủ bị trói.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Cha mẹ nào cũng muốn con nên người. Nên người không phải là thuật ngữ giáo điều hay nói cho vui mà là chuẩn mực trong cuộc sống. Đó là kiểu sống có trước có sau; ứng xử thấu tình đạt lý; tương tác và giao tiếp lịch sự; biết kiểm soát chính mình; biết sống có ích cho mình và cộng đồng; biết thực hiện và tuân thủ những giá trị chuẩn mực…Những điêu này thể hiện hằng ngày, hằng giờ thậm chí hằng phút, hằng giây qua hành vi, cử chỉ, thái độ, cách nói năng đúng mực…
Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước ; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.
Dĩ nhiên, sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất. Khi người ta sống vị kỉ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng, bàng quan thì cũng là lúc họ mất dần niềm tin về cái thiện, điều tốt, đẩy sự tử tế ra xa. Vì vậy, để hình thành sự tử tế cần phải có sự tác động từ gia đình, thầy cô, những bài học trong cuộc sống xã hội.”
(Trích sự tử tế không phải là món quà, TS Huỳnh Văn Sơn)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Theo tác giả, sự tử tế là gì?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến “sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân”.
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau:
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa 'oi vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp…”
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30)
Từ đó, anh/chị hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản với đoạn văn:
“Khi chí Phèo mở mắt thì trời sáng từ lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”
(Trích Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.149)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, tử tế là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân.
Câu 3: Ý kiến trên có nghĩa là sự tử tế mà con người có được phải nhờ vào sự thay đổi bản thân thông qua quá trình tiếp nhận những lời dạy của cha mẹ, nhà trường… hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự tử tế không tự nhiên có mà do ý thức của mỗi chúng ta và được tích luy trong quá trình chúng ta sống và trải nghiệm.
Câu 4: Học sinh được đưa ra ý kiến riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra lý lẽ thuyết phục.
Ví dụ: Ý kiến trên đúng vì tiền tái vật chất chi phối rất nhiều tới đời sống con người. Nhiều người đam mê kiếm tiền nên đã bỏ qu những giá trị đạo đức, nhân cách để thực hiện mục đích. Điều đó làm họ mất đi sự tử tế và đôi khi làm những điều vi phạm pháp luật.
II. Làm văn
Câu 1:
* Yêu cầu về hình thức:
-Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Học viên có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
* Yêu cầu về nội dung: Học viên có thể làm theo hướng sau:
Đồng tình với ý kiến trên:
+ Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại...
+ Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.
Không đồng tình với ý kiến trên:
+ Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ.
+ Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”.
Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên
Lưu ý: Học viên có thể trình bày bằng ngôn ngữ của mình hoặc trích dẫn từ ngữ trong đoạn trích.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Mở bài giới thiệu được vấn đề
- Thân bài triển khai được vấn đề
- Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định được vấn đề nghị luận: đoạn văn thể hiện vẻ đẹp nhân vật Tràng sau khi có người Vợ nhặt.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Sơn Trà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !