TRƯỜNG THPT QUANG HÀ | ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Vịnh khoa thi hương
Nhà nước ba năm mở hội khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến
Váy lê quét đất, mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
(Trần Tế Xương)
Câu 1 (0,5đ): Văn bản được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (1đ): Bài vịnh sử dung biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất.
Câu 2 (5.0 điểm) Trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã cho thấy ý nghĩ của Mị khi làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí PáTra: “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.” và trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, Mị muốn đi chơi, Mị vùng bước đi nhưng không được vì đã bị A Sử trói đứng trong buồng tối: Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa
Phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai cảnh ngộ trên, từ đó cảm nhận về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu văn bản:
Câu 1 (0,5đ): Văn bản viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi nơi tôn nghiêm, trịnh trọng.
Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng bài vịnh là đảo ngữ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/Ậm ọe quan trường miệng thét loa/ Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến/Váy lê quét đất, mụ đầm ra”
Tác dụng: nhấn mạnh, châm biếm sự lố bịch của một kì thi trang trọng và sự mục nát của xã hội lúc bấy giờ khi quan lại chỉ mải vơ vét của dân để làm giàu, làm đẹp cho bản thân mà không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và phát triển nước nhà.
Câu 4 (1đ):
Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất Bắc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà”.
II. Làm văn
Câu 1: Hướng dẫn làm bài
- Giải thích vấn đề nghị luận
+ Sự chuẩn bị: trang bị, tích lũy những gì cần thiết; xem xét, cân nhắc, tập dượt, dự tínhcác phương án khác nhau… trước khi hành động.
+ Kĩ lưỡng: chú ý đầy đủ đến từng chi tiết, cẩn trọng, đến nơi đến chốn...
→ Ý kiến khẳng định, đề cao tầm quan trọng, ý nghĩa, sự cần thiết của khâu chuẩn bị chu đáo. Chính khâu này sẽ giúp ta thành công
- Dùng lý lẽ và lập luận để làm sáng tỏ tính đúng đắn của ý kiến
+ Khi thực sự chú trọng việc chuẩn bị, thực tâm chuẩn bị kĩ lưỡng: đáp ứng được yêu cầu, hành động trơn tru, hiệu quả nhất; sẵn sàng ứng phó tốt nhất trước mọi tình huống; có thể đảm bảo sẽ không mắc sai lầm hoặc giảm sai sót đến mức tối thiểu…
+ Khi tỏ ra chủ quan, coi nhẹ công tác chuẩn bị, không chuẩn bị hoặc chuẩn bị một cách qua loa, hời hợt, không đầy đủ, thiếu chu đáo: dễ mắc sai lầm, phải gánh chịu thất bại…(Dẫn chứng thực tế)
+ Chuẩn bị kĩ lưỡng không có nghĩa là chậm chạp, chần chừ; thiếu quyết đoán, mạo hiểm; bỏ lỡ cơ hội…
+ Phê phán những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện chủ quan
Câu 2: Gợi ý làm bài
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhân vật
- Tâm trạng của Mị khi tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa
- Khi sống ở nhà thống lí, Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên…
- Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng, trong thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng, không hiện tại và không tương lai.
- Mị tê liệt ý thức về bản thân, tưởng mình như con trâu, con ngựa…chỉ biết đi làm như một cái máy.
- Tâm trạng Mị thay đổi trong đêm tình xuân
+ Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn: cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp,...âm thanh bên ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang, + Mị nhìn khung cảnh, nghe âm thanh mà bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình, ...
+ Ngày tết, Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình.
+ Mị sực nhớ đến tình cảnh của mình hiện tại, nhớ đến A Sử, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.
+ Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.
+ Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
+ Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.
---(Để xem tiếp đáp án câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội. Tại sao lại có được thành công to như vậy? Liên minh quân đội Mỹ - Anh trước khi tấn công đã có một sự chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng. Họ diễn tập rất nhiều lần, không chỉ diễn tập bình thường mà tập dượt cả phương hướng, địa điểm, thời gian, tất cả những việc cần làm khi tấn công. Cuối cùng, khi tấn công thực sự, thắng lợi như đã nằm gọn trong lòng bàn tay, thời gian tấn công chỉ lệch mấy giây so với kế hoạch. Đó chính là sức mạnh của sự chuẩn bị.
Người xưa đã dạy, biết lo xa sẽ tránh được tai họa. Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất. Một người có sự chuẩn bị càng kĩ lưỡng thì khả năng thành công càng cao. Chúng ta đều thuộc lòng câu ngạn ngữ: “Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ” hay “một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà”. Đó chính là triết lí sâu xa về sự chuẩn bị.
Michael Jordan “không trung” là tuyển thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong lịch sử bóng rổ Mỹ, được tôn xưng là vua bóng rổ. Anh có đủ mọi tố chất và điều kiện của một ông vua bóng rổ, anh tham gia bất kì trận đấu nào thì tỉ lệ chiến thắng đều rất cao. Nhưng trước mỗi trận đấu, dù quan trọng hay thông thường, anh đều luyện tập kĩ càng. Anh tập ném bóng, tập các động tác cơ bản. Anh luôn là người luyện tập vất vả nhất trong đội bóng, cũng là người có sự chuẩn bị chu đáo nhất.
(Trích Giáo dục thành công theo kiểu Harvard, Tập 2, Vương Nghệ Lộ, người dịch: Nguyễn Đặng Chi, NXB Lao động, 2016, trang 235 - 236)
Câu 1: Đặt nhan đề cho đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội và Michael Jordan được tôn xưng là vua bóng rổ ?
Câu 3: Ghi lại những câu ngạn ngữ và nêu mục đích của việc trích dẫn. Chỉ ra ít nhất hai điểm giống nhau giữa các câu ngạn ngữ đó.
Câu 4: Đoạn trích đã gửi đến người đọc thông điệp gì? Anh/chị hãy đề ra khoảng 02 việc cần làm đối với mỗi học sinh sẽ tham dự kỳ thi THPTQG sắp tới để thực hiện thông điệp đó.
II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự khắc nghiệt của thời gian.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về quá trình nhận thức của nhân vật Phùng, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), khi người nghệ sĩ nhiếp ảnhấy phát hiện ra cảnh bạo hành của gia đình hàng chài sống trên chiếc thuyền lưới vó.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc - Hiểu
Câu 1: Gợi ý đặt nhan đề cho đoạn trích: Chuẩn bị kĩ lưỡng, Sức mạnh của sự chuẩn bị hoặc Chuẩn bị tốt trước khi hành động...
Câu 2: Theo tác giả, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội và Michael Jordan được tôn xưng là vua bóng rổ vì đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo
Câu 3
- Những câu ngạn ngữ:
+ Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ
+ Một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà
- Mục đích của việc trích dẫn là: khẳng định hơn nữa tính đúng đắn của vấn đề, tăng tính thuyết phục cho đoạn trích…
- Điểm giống giữa các câu ngạn ngữ này là:
+ Đề cao việc chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo trước khi hành động.
+ Vẻ đẹp cân xứng, việc sử dụng những số từ giàu ý nghĩa ...
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc trích sau và trả lời các câu hỏi.:
“Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông
Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì
Thấp cao đâu có hề chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
Hoà vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân”.
(“Thường dân” – Nguyễn Long)
Câu hỏi:
Câu 1. Theo hiểu biết của anh/chị thì “thường dân” là gì ?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ:
“Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì” ?
Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đối với người thường dân qua bài thơ ?
Câu 4. Anh / chị có hoàn toàn đồng tình với quan niệm của tác giả về người thường dân được thể hiện trong bài thơ không ? Lí giải ?
PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa việc giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. “Thường dân” là những người dân bình thường, không chức vị, không danh phận trong xã hội.
Câu 2. Câu thơ:
“Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì” ?
Có thể hiểu là:
- “Khi làm cây mác cây chông”: khi có chiến tranh, người dân xông pha nơi trận tuyến để bảo vệ đất nước.
- “Khi thành biển cả”: nói đến sức mạnh to lớn của nhân dân
- “Khi không là gì”: khi hòa bình, người dân lại trở về với cuộc sống đời thường, là những con người không tên không tuổi, “không ai nhớ mặt đặt tên”.
Câu 3. Tác bày tỏ thái độ như thế nào đối với người thường dân qua bài thơ ?
Tác giả bày tỏ thái độ vừa trân trọng, tự hào, vừa thương cảm đối với những người thường dân.
Câu 4.
Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn lí giải hợp lí. Tham khảo:
- Đồng tình
- Lí giải: Tác giả đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc về tâm tính, vai trò của người thường dân trong mọi hoàn cảnh của đất nước.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ (0,25đ)
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
(Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cân nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa việc giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống (0,25đ)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: (1.0đ)
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích:
+ Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.
+ Giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin là trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng có niềm tin làm sức mạnh tinh thần để thực hiện những điều mong ước, hoàn thành những dự định.
- Phân tích, bình luận, chứng minh:
+ Vì sao con người phải giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin?
+ Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở.
+ Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, gian nan, thử thách nên cần có niềm tin để vượt qua.
+ Ý nghĩa của việc giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin:
+ Làm cho chúng ta luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào.
+ Rèn cho chúng ta có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn, tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra.
- Bàn bạc mở rộng:
+ Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dưa trên những cơ sở thực tế. Tin vào điều trống rỗng, mơ hồ sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi.
+ Phê phán những người sống bi quan, trong lòng đầy đố kị, nhỏ nhen…
c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Tuổi trẻ cần nhận thức ánh sáng niềm tin như ngọn đèn dẫn đường để vượt qua thử thách và thất bại. Vì thế, cần tích cực học tập, rèn luyện, sống có lí tưởng cao đẹp…
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0,25đ)
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) (0,25đ)
Câu 2. (5,0 điểm)
I. Mở bài : (0,5đ)
- Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. ây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu ( 1945) của nước ta.
- Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà văn đã viết rất hay về tâm trạng của bà cụ Tứ - một người mẹ già, nghèo khổ nhưng giàu tình thương con và giàu lòng nhân hậu.
II. Thân bài: (4,0đ)
1. Khái quát về cuộc đời của bà cụ: Trước hết, xuất hiện trong tác phẩm, bà cụ Tứ hiện lên là một người mẹ có một cuộc đời thật nhiều thương cảm: nhà nghèo, goá bụa, sống gian khổ, thầm lặng. (0,25đ)
2. Bối cảnh – tình huống và diễn biến tâm trạng của bà cụ: Bà cụ Tứ lần đầu tiên xuất hiện trong thiên truyện là lúc bóng hoàng hôn tê tái phủ xuống xóm Ngụ cư giữa ngày đói.
Cùng lúc đó, người con trai đáng thương của bà làm nghề đẩy kéo xe trên huyện, đưa một người đàn bà lạ về nhà.
a. Khởi đầu, bà ngỡ ngàng trước việc có một người phụ nữ lạ xuất hiện trong nhà mình. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ được nhà văn diễn tả bằng hàng loạt những câu nghi vấn: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình mình bằng u?...”. Thái độ ngạc nhiên của người mẹ, phải chăng cũng là nỗi đau của nhà văn trước một sự thật: chính sự cùng quẫn của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm vốn có trước hạnh phúc của con (0,75đ)
b. Sau khi hiểu ra là con trai đã có vợ, bà lão không nói gì mà chỉ “cúi đầu im lặng”- một sự im lặng chứa đầy nội tâm : đó là niềm xót xa, buồn vui, lo lắng, thương yêu lẫn lộn. Bà mẹ đã tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. (1,5đ)
- Bằng lòng nhân hậu thật bao dung của người mẹ, bà nghĩ: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không?”.Trong chữ “chúng nó”, người mẹ đã đi từ lòng thương con trai để ngầm chấp nhận người đàn bà lạ làm con dâu của mình.
- Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lý triền miên day dứt: bà nghĩ đến bổn phận chưa tròn , nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ của đời mình, nghĩ đến tương lai của con …để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng – yêu thương trong một câu nói giản dị: “ Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Quang Hà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !