TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần I: Tiếng Việt (2.0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?
A. Thán từ
B. Quan hệ từ
C. Trợ từ
D. Tình thái từ
Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để:
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Tôi mải mốt chạy sang.
B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
A. Líu lo
B. Véo von
C. Lon ton
D. Rả rích
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá ?
A. Chuột sa chĩnh gạo
B. Đầu voi đuôi chuột
C. Khỏe như voi
D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh nhằm:
A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.
C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I. Văn – Tiếng Việt: (4.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
(Ngữ văn 8 - Tập1 - NXB Giáo dục)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)
b. Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào? (0.5 điểm)
c. Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0.5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Câu ghép là gì? (0.5 điểm)
b. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1.5 điểm)
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
II. Tập làm văn: (6.0 điểm)
Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em thích.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Văn – Tiếng Việt:
Câu 1:
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Lão Hạc”. Tác giả: Nam Cao
b. Suy nghĩ của nhân vật ông giáo.
c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên một thái độ sống, một cách ứng xử: cần có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những người xung quanh, biết tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác thì mới có thể hiểu đúng về họ.
Câu 2:
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
- Câu ghép trong đoạn trích:
+ Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
+ Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện( giả thiết) - kết quả.
II. Tập làm văn:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi.
b. Thân bài:
- Nguồn gốc: Nó có nguồn gốc từ đâu? Thuộc loại nào?
- Hình dáng:
+ Giới thiệu bao quát con vật (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký? Thân hình ra sao?)
+ Các đặc điểm về ngoại hình của con vật (Đầu, thân, chân, đuôi... mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?)
- Đặc tính hoạt động: Thói quen sinh hoạt của con vật.
- Đặc tính sinh sản.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (2.0 điểm):
Cho đoạn trích sau:
Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18)
- Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích.
- Tác dụng của các trường từ vựng đó?
Câu 2 (3.0 điểm):
Cho câu chủ đề sau:
Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) theo phép diễn dịch với câu chủ đề trên trong đó có sử dụng thán từ và tình thái từ (gạch chân thán từ và tình thái từ ).
Câu 3 (5.0 điểm):
Hãy tưởng tượng mình là người được chứng kiến cảnh chị Dậu phản kháng lại cai lệ và người nhà lí trưởng trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Hãy viết bài văn tự sự kể lại lần chứng kiến đó.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Vĩnh Tường. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục: