TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Dãy các nguyên tố và ion nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự kích thước tăng dần?
A. Ar, Cl-, S2-, K+, K
B. K, S2-, Cl-, Ar, K+
C. K+, Ar, Cl-, S2-, K
D. K+, K, Ar, Cl-, S2-
Câu 2: Tìm phát biểu đúng.
A. Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối đa cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản .
B. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố nhóm B biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
D. Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nói chung giảm dần.
Câu 3: Dãy các nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng của năng lượng ion hóa thứ nhất?
A. Li < Na < C < O < F
B. Na < Li < C < O < F
C. F < O < C < Li < Na
D. Na < Li < F < O < C
Câu 4: Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử sau: 7X, 8Y, 9Z, 15T. Thứ tự sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính phi kim tăng dần là
A. Z < Y < X < T
B. Y < X < Z < T
C. X < Y < Z < T
D. T < X < Y < Z
Câu 5: Cho các nguyên tố hóa học X, Y, Z nằm trong cùng một chu kì, biết rằng oxit cao nhất của X khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím, oxit cao nhất của Z khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ, oxit của Y tác dụng được với xút và với axit HCl. Thứ tự sắp xếp tính kim loại tăng dần của các nguyên tố là:
A. Z < Y < X
B. X < Y < Z
C. X < Z < Y
D. Y < Z < X
Câu 6: Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?
A. Ba, Sr, Ca, Mg
B. Ca, Mg, Sr, Ba
C. Mg, Ca, Sr, Ba
D. Ba, Ca, Sr, Mg
Câu 7: Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần?
A. O, S, Se, Te
B. Te, Se, S, O
C. O, S, Te, Se
D. Te, Se, O, S
Câu 8: Trong số các nguyên tố Ga, In, Si và Ge, thì nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. Ga
B. In
C. Si
D. Ge
Câu 9: Trong số các nguyên tố P, S, As và Se thì nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. P
B. As
C. S
D. Se
Câu 10: Trong các hiđroxit dưới đây, chất nào có tinh axit mạnh nhất ?
A. H SeO .
B. H SO .
C. HBrO
D. HClO
Câu 11: Trong các hiđroxit dưới đây , chất nào có tính baxzơ mạnh nhất ?
A. NaOH.
B. KOH.
C. Mg(OH)
D. Al(OH)
Câu 12: Một oxit có công thức X2O có tổng số hạt (proton, notron và electron ) của phân tử là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Oxit đã cho là chất nào trong số các chất sau?
A. Na2O
B. K2O
C. H2O
D. N2O
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | B | D | A | C | B | B | C | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | A | B | D | C | C | A | C | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | B | D | C | D | B | A | B | A | B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?
A. IIA B. IIB C. IA D. IB
Câu 2: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?
Số hiệu nguyên tử | Chu kì | Nhóm | |
A | 4 | 2 | IV |
B | 8 | 2 | IV |
C | 16 | 3 | VI |
D | 25 | 4 | V |
Câu 3: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.
B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.
C. X là phi kim.
D. R có 3 lớp electron.
Câu 4: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
A. 14 B. 16 C. 33 D. 35
Câu 5: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?
A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.
B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
C. L và M đều là những nguyên tố s.
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
Câu 6: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần theo thứ tự:
A. X < Y < Z < T. B. T < Z < X < Y. C. Y < Z < X < T. D. Y < X < Z < T.
Câu 7: X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
B. X và Y đều là những kim loại.
C. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.
D. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.
Câu 8: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A và thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. X là một kim loại và Y là một phi kim. Tổng số electron hóa trị của X và Y là 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu X là Al thì Y có thể là Cl.
B. Nếu Y là Se thì X có thể là Zn.
C. X và Y có thể tạo thành hợp chất có công thức hóa học XY.
D. X và Y có thể là những nguyên tố thuộc nhóm IVA.
Câu 9: Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là
A. 96 B. 78 C. 114 D. 132
Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
A. O B. S C. Mg D. P
Câu 11: Các nguyên tố hóa học được xếp vào một bảng, gọi là bảng tuần hoàn, dựa trên (những) nguyên tắc:
A. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
D. Cả ba nguyên tắc A, B, C.
Câu 12: Tìm phát biểu sai về bảng tuần hoàn.
A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì trong bảng tuần hoàn là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, 8 nhóm B và 16 cột.
D. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, chu kì nhỏ là các chu kì 1, 2, 3 và chu kì lớn gồm các chu kì 4, 5, 6, 7. Chu kì 7 là chu kì chưa hoàn chỉnh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | D | A | D | C | D | C | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | D | B | D | C | B | C | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | C | C | C | D | A | D | C | B | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?
A. Nito (Z = 7) B. Photpho (Z = 15) C. Asen (Z = 13) D. Bitmut (Z = 83)
Câu 2: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần?
A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F C. Na, Mg, Al, Si D. O, S, Se, Te
Câu 3: Cho dãy nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Tăng rồi giảm D. Giảm rồi tăng
Câu 4: Cho dãy các nguyên tố nhóm VA : N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Tăng rồi giảm D. Giảm rồi tăng
Câu 5: Cặp nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học giống nhau nhất?
A. Ca và Mg B. P và S C. Ag và Ni D. N và O
Câu 6: Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất là
A. Li (Z = 3) B. Na (Z = 11) C. Rb (Z = 37) D. Cs (Z = 55)
Câu 7: Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng?
Các nguyên tố nhóm IA
A. Được gọi là các kim loại kiềm thổ
B. Dễ dàng cho 2 electron lớp ngoài cùng
C. Dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững
D. Dễ dàng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững
Câu 8: Biến thiên tính bazo các hidroxit của các nguyên tố nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là
A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Giảm sau đó tăng
Câu 9: Nhiệt độ sôi của các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA : F2 , Cl2, Br2, I2 theo chiều tăng số thứ tự là:
A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Giảm sau đó tăng
Câu 10: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết các giá trị nào sau đây?
A. Số electron hóa trị B. Số proton trong hạt nhân
C. Số electron trong nguyên tử D. B, C đúng
Câu 11 : Cho nguyên tố có Z = 17, nó có hoá trị cao nhất với oxi là
A. 3 B. 5 C. 7 D. 8
Câu 12 : Nguyên tố X có Z = 15, hợp chất của nó với hiđro có công thức hoá học dạng là
A. HX B. H2X C. H3X D. H4X
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | A | B | A | D | C | A | A | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | C | B | C | D | A | B | C | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | A | C | D | C | C | C | C | D | D |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Chuyên Tiền Giang. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.