Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Ấp Bắc

TRƯỜNG THPT ẤP BẮC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;

(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;

(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;

(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó

Số nguyên tắc đúng là :

A. 1                                        B. 2                                    C. 3                                    D. 4

Câu 2: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron  bằng nhau.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.

D. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Câu 3: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

A. Số hiệu nguyên tử             B. Số khối                          C. Số nơtron                      D. Số electron hóa trị

Câu 4: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng:

A. số electron hoá trị             

B. số lớp electron

C. số electron lớp ngoài cùng

D. số hiệu nguyên tử

Câu 5: Các nguyên tố thuộc cùng một  nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng:

A. Số electron lớp ngoài cùng.                                         B. Số hiệu nguyên tử

C. Số lớp  electron                                                            D. Số khối.

Câu 6: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng :

A. Số electron                                                                   B. Số electron hóa trị

C. Số lớp electronlelectrontron D. Số electron ở lớp ngoài cùng

Câu 7: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A. 3 và 3                                 B. 4 và 3                             C. 3 và 4                             D. 4 và 4

Câu 8: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 lần lượt là:

A. 8 và 8                                 B. 18 và 32                         C. 8 và 18                           D. 18 và 18

Câu 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, tương ứng với số cột:

A. 8                                        B. 16                                  C. 18                                  D. 20

Câu 10: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3                                        B. 6                                    C. 5                                    D. 7

Câu 11: Khi nói về chu kì, phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Trong chu kì 2 và 3, số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8.

B. Chu kì  mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình.

C. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

D. Trong cùng một chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(a) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn;

(b) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng;

(c) Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm;

(d) Các nguyên tố s và p  thuộc về các nhóm A;

(e) Các chu kì nhỏ (1, 2, 3) bao gồm các nguyên tố s, p;

Số phát biểu đúng:

A. 5                                        B. 2                                    C. 3                                    D. 4

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong tuần hoàn các nguyên ố hóa học là:

A. Ô 24, chu kì 4 nhóm VIB B. Ô 29, chu kì 4 nhóm IB

C. Ô 26, chu kì 4 nhóm VIIIB                                        

D. Ô 19, chu kì 4 nhóm IA

Câu 2: Cho các nguyên tố X1(Z = 12), X2 (Z =18), X3 (Z =14), X4 (Z =30). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là

A. X1, X2, X4                         B. X1, X2                           C. X1, X4                           D. X1, X3

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, notron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. chu kì 3, VA.                     B. chu kì 3, VIIA.             C. chu kì 2, VIIA.             D. chu kì 2, VA.

Câu 4: Nguyên tố X  có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào sai khi nói về X

A. Hạt nhân nguyên tử của X có 16 proton .                    B. Lớp ngoài cùng của  X có 6 electron.

C. X là nguyên tố thuộc chu kì 3 .                                    D. X là nguyên tố thuộc nhóm IVA .

Câu 5: X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2.  Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào?

A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA                         B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA

C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA                        D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì 3, nhóm VIIA          B. Chu kì 3, nhóm IIIA.      C. Chu kì 3, nhóm IIA.       D. Chu kì 2, nhóm IIIA.

Câu 7: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là :

A. O (Z=8)                             B. Cl (Z=17)                      C. Al (Z=13)                      D. Si (Z=14)

Câu 8: Các nguyên tố X, Y, T ở cùng nhóm A trong bảng tuần hoàn và có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 7, 15, 33. Vậy X, Y, Z ở cùng nhóm nào:

A. IV A                                  B. V A                               C. VI A                              D. VII A

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, nguyên tố X có số hiệu bằng 26. Vậy X thuộc nhóm nào?

A. VIIIA;                               B. VIB;                              C. VIA;                             D. VIIIB;

Câu 10: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó

A. biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

B. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

C. biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

D. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Câu 11: Trong chu kì, từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:

A. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm                         B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng

C. Tính kim loại tăng, tính phi kim  tăng                         D. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm

Câu 12: Nguyên tố thuộc nhóm B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. Na                                      B. Fe                                  C. S                                    D. Ca

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nguyên tố X ở chu kì 4 , nhóm VIIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là :

A. 2s2 2p63s23p63d104s2 4p5                                    

B. 1s2 2s2 2p63s23p63d10 4p2

C. 1s2 2s2 2p63s23p64s2 4p5 

D. 1s2 2s2 2p63s23p64p2

Câu 2: Nguyên tố R có hoá trị I trong hợp chất khí với hiđro. Trong hợp chất oxit cao nhất thì R chiếm 38,8% về khối lượng. Công thức oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng của R là :

A. F2O7, HF                         B. Cl2O7, HClO4             C. Br2O7, HBrO4             D. Cl2O7, HCl

Câu 3: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn

A. của điện tích hạt nhân.                                                  

B. của số hiệu nguyên tử.

C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.           

D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.

Câu 4: Tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?

A. Số hiệu nguyên tử             B. Số khối                          C. Số nơtron                      D. Số electron hóa trị

Câu 5: Xét các nguyên tố nhóm A,  tính chất nào sau đây không  biến đổi tuần hoàn?

A. Số electron lớp ngoài cùng                                          B. Số lớp electron

C. Hoá trị cao nhất với oxi     D. Tính kim loại

Câu 6: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

A. Nguyên tử khối                  B. Độ âm điện                   C. Năng lượng ion hóa      D. Bán kính nguyên tử

Câu 7: Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là:

A. Be và Mg                         B. Mg và Ca                    C. Ca và Sr                      D. Sr và Ba

Câu 8: Hoà tan 5,3 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong H2O thu được 3,36 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là

A. Na; K                                 B. K; Rb                            C. Li; Na                            D. Rb; Cs

Câu 9: Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam  hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là

A. 4,90 gam                            B. 5,71 gam                       C. 5,15 gam                       D. 5,13 gam

Câu 10: Hỗn hợp 2 kim loại kiềm X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp và ZXY.  Cho 10,6 gam hỗn hợp trên tác dụng với khí Cl2 dư  thu được 31,9 gam hỗn hợp 2 muối. Khối lượng của X và Y lần lượt là:

A. 2,3 gam và 8,3 gam.          B. 0,7 gam và 9,9 gam.      C. 1,4 gam và 9,2 gam.      D. 4,6 gam và 6,0 gam

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại  X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro ở đktc. X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. Na và K.                          B. Li và Na.                     C. K và Rb.                      D. Rb và Cs.

Câu 12: Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ kề cận nhau tác dụng với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí H2(đktc). Hai kim loại là:

A. Ca, Sr                               B. Be, Mg                        C. Mg, Ca                        D. Sr, Ba

Câu 13: X, Y là  2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là:

A. Be và Mg.                        B. Mg và Ca.                   C. Ca và Sr.                     D. Sr và Ba.

Câu 14: Cho 2,3 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X và Y vào nước thu được 200 gam dung dịch Z chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau (MX < MY). Cô cạn Z thu được 4,0 gam chất rắn khan. Nồng độ phần trăm khối lượng của chất tan tạo bởi kim loại Y là

A.  3,9%.                              B. 1,4%.                           C. 0,4%.                         D. 0,6%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Ấp BắcĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?