TRƯỜNG THPT TRÙNG KHÁNH | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đốt một kim loại X trong bình đựng clo thu được 32,5g muối clorua và nhận thấy số mol khí clo trong bình giảm 0,3mol, X là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 2: Hoà tan kim loại R hoá trị (II) bằng dung dịch H2SO4 và 2,24l khí SO2 (đktc). Số mol electron mà R đã nhường là
A. 0,1mol. B. 0,2mol. C. 0,3 mol. D. 0,4mol.
Câu 3: Cho 22,25 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua thu được trong dung dịch là
A. 50,57 gam. B. 57,75 gam. C. 57,05 gam. D. 52,55 gam.
Câu 4: Cho 2,7g kim loại X tác dụng với khí clo dư tạo ra 13,35g muối. Tên kim loại X là
A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 5: Cho 1,95gam bột kẽm vào cốc đựng 200ml dung dịch CuSO4 0,375M , lắc kĩ đến khi kết thúc phản ứng. Số mol các chất trong cốc thu được là (cho Zn = 65)
A. 0,03mol Cu ; 0,03mol CuSO4và 0,045 mol ZnSO4
B. 0,03mol Cu ; 0,03mol ZnSO4 và 0,045 mol CuSO4
C. 0,03 mol ZnSO4 và 0,03mol CuSO4
D. 0,03 mol ZnSO4 và 0,045 mol CuSO4
Câu 6: Số mol electron cần dùng để khử 0,25mol Zn2+ thành Zn là
A. 0,25. B. 0,50. C. 1,25. D. 0,75.
Câu 7: Cho 4,08gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, khí sinh ra cho đi qua ống đựng 16gam CuO nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn thu được trong ống là
A. 10,88 gam. B. 13,28 gam. C. 2,40 gam. D. 5,44 gam.
Câu 8: Cho kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch H2SO4 người ta thu được 19,32 gam mangan (II) sunfat. (cho NTK của Mn = 55, K = 39, O = 16, S = 32, I = 127 ). Số gam iot tạo thành và khối lượng kali iotua phản ứng lần lượt là
A. 99,60 và 19,05. B. 81,26 và 106,24. C. 49,80 và 38,10. D. 19,05 và 49,80.
Câu 9: Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe O cần 4,48 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là
A. 14,5g. B. 15,5g. C. 14,4g . D. 16,5g
Câu 10: Cho 27,3g hỗn hợp A gồm 4 oxit kim loại hóa trị II là FeO, MgO, ZnO, CuO tan hoàn toàn trong 500ml dung dịch H2SO4 0,8M thì khối lượng muối sunfat thu được là
A. 58,2g. B. 58,8g. C. 59,3g. D. 60,2g
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn một lượng bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã tham gia phản ứng là
A. 0,56g. B. 0,84g. C. 2,80g. D. 1,40g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | B | B | D | B | B | B | C | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | B | C | D | B | C | A | D | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | D | B | D | D | B | A | C | B | A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p43s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p63s1.
Câu 2: Nguyên tố X có Z = 17. Số electron lớp ngoài cùng của X là:
A. 1. B. 5. C. 3. D. 7.
Câu 3: Nguyên tử 23 Z có cấu hình e là: 1s22s22p63s1. Z có
A. 11 nơtron, 12 proton. B. 11proton, 12 nơtron.
C. 13 proton, 10 nơtron. D. 11 proton, 12 electron.
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có kí hiệu như sau: 67zX. Và có cấu hình electron như sau: [Ar]3d104s2.Vậy số hạt không mang điện của X là:
A. 36. B. 37. C. 38. D. 35.
Câu 5: Cho các nguyên tử K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29). Các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau là
A. K, Sc. B. Sc, Cr, Cu. C. K, Cr, Cu. D. K, Sc, Cr, Cu.
Câu 6: Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X phân bố vào phân lớp 3d6. X là:
A. Zn (Z = 30). B. Fe (Z = 26). C. Ni (Z = 28). D. S (Z = 16).
Câu 7: Một nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 7. X là nguyên tố nào sau đây ?
A. F (Z = 9). B. P (Z = 15). C. Cl (Z = 17). D. S (Z = 16).
Câu 8: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố có tổng số electron trên các phân lớp p bằng 11 là:
A. 13. B. 15. C. 19. D. 17.
Câu 9: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hóa học nào sau đây?
A. Oxi (Z = 8). B. Lưu huỳnh (Z = 16). C. Flo (Z = 9). D. Clo (Z = 17).
Câu 10: Lớp thứ n có so electron tối đa là
A. n. B. 2n. C. n2. D. 2n2.
Câu 11: Lớp thứ n có số obitan tối đa là
A. n. B. 2n. C. n2. D. 2n2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | B | B | C | B | C | D | B | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | B | A | B | C | A | D | C | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | C | D | C | C | B | A | B | B | C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong ion ClO4- có số hạt mang điện tích âm là:
A. 50. B. 52. C. 51. D. 49.
Câu 2: Nguyên tử R mất đi 1 electron tạo ra cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron và số hiệu nguyên tử của R lần lượt là
A. 1s22s22p5 và 9. B. 1s22s22p63s1 và 10. C. 1s22s22p6 và 10. D. 1s22s22p63s1 và 11.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là:
A. S (Z = 16). B. Si (Z = 12). C. P (Z = 15). D. Cl (Z = 17).
Câu 4: Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F-. Câu nào sau đây sai
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. B. 3 ion trên có tổng số hạt nơtron khác nhau.
C. 3 ion trên có tổng số hạt electron bằng nhau. D. 3 ion trên có tổng số hạt proton bằng nhau.
Câu 5: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X được phân bố như sau
Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố X là
A. 5, B. B. 7, N. C. 9, F. D. 17, Cl.
Câu 6: Nguyên tử X có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản X có so obitan chứa e là:
A. 8. B. 9. C. 11. D. 10.
Câu 7: Chọn mệnh đề sai:
A. Trong cùng một phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay khác nhau.
B. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron có spin ngược chiều nhau.
C. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron có spin cùng chiều nhau.
D. Obitan nguyên tử là vùng không gian bao quanh hạt nhân, nơi đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất.
Câu 8: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích dương. Kết luận nào dưới đây là không đúng với Y
A. Y là nguyên tử phi kim. B. điện tích hạt nhân của Y là 17+.
C. ở trạng thái cơ bản Y có 5 electron độc thân. D. Y có số khối bằng 35.
Câu 9: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p64s23d105s24p3.
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 76, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A. [Ar] 3d54s1. B. [Ar] 3d44s2. C. [Ar] 4s13d5. D. [Ar] 4s23d4.
Câu 11: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của nguyên tử X là 40, cấu hình electron của nguyên tử X là
A. [Ne] 3s23p4. B. [Ne] 3s23p1. C. [Ne] 3s23p2. D. [Ne] 3s23p3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | C | D | D | D | C | C | B | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | C | A | D | C | B | B | C | A | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | D | B | B | D | B | B | B | B |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Trùng Khánh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: