TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN GIÀU | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN CÔNG NGHỆ 10 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Phân bón hóa học là:
A. Phân đơn
B. Phân đa nguyên tố
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 2. Chất hữu cơ vùi vào đất để:
A. Đảm bảo cây trồng có năng suất cao
B. Đảm bảo cây trồng có chất lượng tốt
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 3. Phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp có loại:
A. Phân hóa học
B. Phân hữu cơ
C. Phân vi sinh vật
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Phân hóa học có đặc điểm:
A. Dễ tan
B. Khó tan
C. Dễ tan, trừ phân lân
D. Khó tan, trừ phân lân
Câu 5. Phân hữu cơ là loại phân:
A. Sản xuất theo quy trình công nghiệp
B. Mà các chất hữu cơ vùi vào đất
C. Chứa các loài vi sinh vật
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Bón phân hữu cơ liên tục nhiều năm:
A. Gây hại đất
B. Không gây hại đất
C. Làm chua đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Có mấy loại phân vi sinh vật thường được sử dụng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là loại phân bón chứa:
A. Vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
B. Vi sinh vật chuyển hóa lân dễ tan thành lân khó tan
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Trình bày kĩ thuật sử dụng phân bón.
Câu 2: Trình bày tính chất của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | C | D | C | B | B | C | A |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:
- Bón lót: phân khó hòa tan
- Bón thúc: phân dễ hòa tan
- Sử dụng phân hóa học
+ Phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính, có thể dùng để bón lót nhưng với lượng nhỏ
+ Phân lân dùng để bón lót
+ Phân hỗn hợp NPK có thể dùng để bón lót học bón thúc
- Sử dụng phân hữu cơ
+ Dùng để bón lót là chính, trước khi sử dụng phải ủ cho hoại mục
+ Sử dụng phân vi sinh vật
+ Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi gieo trồng
+ Có thể bón trực tiếp vào đất
Câu 2:
- Tính chất của đất xám bạc màu:
+ Đất nghèo dinh dưỡng , hoạt động vi si vật yếu.
+ Đất chua, rất chua.
+ Đất khô hạn , tầng mặt đất mỏng , thành phần cơ giới nhẹ.
- Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu:
Biện pháp cải tạo | Tác dụng |
- Xây dựng bờ vùng , bờ thuở , tưới tiêu hợp lí | - Khắc phục hạn hán , tạo đất ẩm => tăng cường hoạt động của vi sinh vật |
- Cày sâu dần | - Tăng cường độ dày của tầng mặt đất |
- Bón vôi | - Giảm độ chua |
- Luân canh ( chú ý cây phân xanh , cây họ đậu ) | -Tăng cường vi sinh vật cho đất, khắc phục hiện tượng nghèo chất dinh dưỡng cho đất |
- Bón phân hợp lí | - Tăng cường chất dinh dưỡng, chất mùn cho đất. |
---------------------------------------0.0---------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Tại sao lại sử dụng phân đạm để bón thúc?
A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
B. Dễ hòa tan
C. Hiệu quả nhanh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Bón phân đạm nhiều năm liên tục sẽ:
A. Hóa chua đất
B. Không ảnh hưởng gì đến đất
C. Có lợi cho đất
D. Đáp án khác
Câu 3. Ở nước ta, đất mặn được hình thành do nguyên nhân chính nào?
A. Nước biển tràn vào
B. Ảnh hưởng của nước ngầm
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Khi bị ướt, đất mặn có đặc điểm:
A. Dẻo
B. Dính
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 5. Đất mặn có phản ứng:
A. Trung tính
B. Axit
C. Kiềm mạnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Người ta thường sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất mặn?
A. Biện pháp thủy lợi
B. Biện pháp bón vôi
C. Trồng cây chịu mặn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Người ta sử dụng đất mặn để:
A. Trồng lúa
B. Trồng cói
C. Nuôi trồng thủy sản
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Hoạt động của vi sinh vật đất phèn:
A. Mạnh
B. Yếu
C. Trung bình
D. Cả 3 đáp án trên
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Nêu khái niệm, nguyên nhân gây xói mòn đất và vai trò của các biện pháp nông học trong cải tạo xói mòn.
Câu 2: Trình bày điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | A | C | C | A | D | D | B |
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào mấy yếu tố?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng tới sâu, bệnh hại cây trồng là:
A. Nhiệt độ môi trường
B. Độ ẩm không khí
C. Lượng mưa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới:
A. Sự sinh trưởng của côn trùng
B. Sự phát triển của côn trùng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo:
A. Độ ẩm không khí
B. Lượng mưa
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5. Tại sao phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Để phát huy ưu điểm
B. Để khắc phục nhược điểm
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Đâu là biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Biện pháp hóa học
B. Biện pháp điều hòa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7. Biện pháp kĩ thuật phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là:
A. Bón phân hợp lí
B. Luân canh cây trồng
C. Gieo trồng đúng thời vụ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Biện pháp hóa học được sử dụng khi:
A. Dịch hại tới ngưỡng gây hại
B. Dịch hại mới bắt đầu
C. Các biện pháp phòng trừ khác không đạt hiệu quả
D. Cả A và C đều đúng
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Điều kiện nào để sâu bệnh phát triển thành dịch.
Câu 2: Những đóng góp của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | C | D | C | C | D | D |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Trần Văn Giàu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: