TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN CÔNG NGHỆ 10 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Bón phân kali nhiều năm liên tục sẽ :
A. Hóa chua đất
B. Không ảnh hưởng gì đến đất
C. Có lợi cho đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Ở nước ta, đất mặn được hình thành ở:
A. Vùng núi
B. Vùng trung du
C. Vùng đồng bằng ven biển
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Khi bị khô, đất mặn có đặc điểm:
A. Nứt nẻ
B. Rắn chắc
C. Khó làm đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Đất mặn có phản ứng:
A. Axit
B. Kiềm yếu
C. Kiềm mạnh
D. Đáp án khác
Câu 5. Cây trồng dễ mắc sâu bệnh khi:
A. Đất thiếu dinh dưỡng
B. Đất thừa dinh dưỡng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Nấm phát triển tốt ở nhiệt độ bao nhiêu?
A. Trên 25°C
B. Dưới 30°C
C. Trên 30°C
D. Từ 25°C ÷ 30°C
Câu 7. Nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm mấy đặc điểm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Đâu là biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh
B. Biện pháp cơ giới, vật lí
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm và kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.
Câu 2: Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | C | D | B | C | C | D | B |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:
Phân hoá học | Phân hữu cơ | Phân vi sinh vật | |
Đặc điểm kỹ thuật
| - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lê chất dinh dưỡng cao. | - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định | - Chứa vi sinh vât sống, thời hạn sử dụng ngắn |
- Dễ tan, dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh | - Cần có quá trình khoáng hoá mới sử dụng được hiệu quả châm | - Mỗi loại chỉ thích hợp với 1 loại cây trồng | |
- Bón nhiều, liên tục làm đất hoá chua | - Không làm hại đất | - Không hại đất | |
Cách sử dụng
| - Cần kết hợp bón vôi giảm độ chua do phân hoá học gây ra | - Dùng bón lót là chính | - Bón trực tiếp vào đất |
- Bón thúc là chính, phân lân có thể bón lót | - Ủ cho hoai mục | - Tẩm, trôn vào hạt, rễ cây trước khi trồng | |
- Nên sử dụng phân hỗn hợp NPK |
|
|
Câu 2:
+ Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng không chứa chất độc hại cho cây trồng để cho năng suất cao.
+ Các biện pháp làm tăng đô phì nhiêu của đất:
- Cải tạo đất bạc màu
- Tưới tiêu hợp lí
- Bón phân hữu cơ, phân vi sinh vật và cân đối phân hoá học NPK.
- Giữ nước trong đất bằng trồng cây che
- Làm đất, phơi ải để giảm mầm bệnh.
---------------------------------------0.0---------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Ở nước ta, đất mặn được hình thành ở:
A. Vùng núi
B. Vùng trung du
C. Vùng đồng bằng ven biển
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Khi bị khô, đất mặn có đặc điểm:
A. Nứt nẻ
B. Rắn chắc
C. Khó làm đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Đất mặn có phản ứng:
A. Axit
B. Kiềm yếu
C. Kiềm mạnh
D. Đáp án khác
Câu 4. Đất phèn có thành phần cơ giới:
A. Nặng
B. Nhẹ
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 5. Có mấy loại phân vi sinh vật thường được sử dụng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là loại phân bón chứa:
A. Vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
B. Vi sinh vật chuyển hóa lân dễ tan thành lân khó tan
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7. Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào mấy yếu tố?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Bệnh đạo ôn do:
A. Vi khuẩn gây ra
B. Nấm gây ra
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
Câu 2: Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | B | A | C | A | C | B |
-(Để xem tiếp nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Đâu là phân hóa học?
A. Đạm
B. Lân
C. Kali
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Phân vi sinh vật chứa:
A. Vi sinh vật cố định đạm
B. Vi sinh vật chuyển hóa lân
C. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Phân hóa học có tỉ lệ chất dinh dưỡng:
A. Cao
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Tinh thể protein độc có hình dạng như thế nào?
A. Hình quả trám
B. Hình lập phương
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 5. Chất hữu cơ vùi vào đất để:
A. Duy trì độ phì nhiêu của đất
B. Nâng cao độ phì nhiêu của đất
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Rầy nâu hại lúa khi trưởng thành có màu gì?
A. Màu vàng nâu
B. Màu nâu tối
C. Màu trắng sữa
D. Màu trắng xám
Câu 7. Bệnh bạc lá lúa khi mới xuất hiện có màu:
A. Màu xám bạc
B. Màu xanh đậm
C. Màu xanh đậm, sáng
D. Đáp án khác
Câu 8. Khi nhiễm nấm phấn trắng, sâu bọ sẽ chết sau bao lâu?
A. 1 ngày nhiễm bệnh
B. 2 ngày nhiễm bệnh
C. Vài ngày nhiễm bệnh
D. Đáp án khác
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Nêu những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Câu 2: Trình bày điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | D | A | B | B | B | B | D |
-(Để xem tiếp nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Lê Văn Tám có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT An Mỹ có đáp án
- Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Trần Văn Giàu có đáp án
- Bộ 4 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có đáp án