Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Văn Đẩu

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN ĐẨU

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:

1. Fe tác dụng với Cl2

4. SiO2 tác dụng với HF

2. Điều chế Cl2 từ MnO2

5. Dẫn khí Cl2 vào dd NaBr

3. Dẫn khí Cl2 vào dd NaOH

6. HCl tác dụng với Mg

Câu 2: 

1. Không dùng quì tím, phân biệt các dung dịch mất nhãn đựng một trong các chất sau: MgCl2; NaCl; NaBr

2. Viết phương trình điều chế: Cl2 trong công nghiệp và HCl trong phòng thí nghiệm (theo phương pháp sunfat).

Câu 3: Cho 25,6 gam hỗn hợp G gồm: FeCO3 và Mg vào một lượng vừa đủ m gam ddHCl 10%. Sau phản ứng thu được dd A và 6,72 lít khí B ở đktc.

1. Xác định % khối lượng của các chất trong G.

2. Tính C% của các chất trong A.

Câu 4:

1. Cho  5,965gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X,Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X< Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 1,435gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y và % khối lượng các chất trong A.

2. Cho m gam Fe vào 250 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X có khối lượng tăng lên so với dung dịch HCl ban đầu là 10,8 gam. X làm mất màu vừa đủ a gam dung dịch KMnO4 4%. Xác định m, a.

----(Nội dung đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

1.  Nguyên tố X có tổng các hạt cơ bản là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. Xác định số lượng các hạt cơ bản trong X và số khối của X.

2. Cho hai nguyên tố sau: 12A và 17B. Viết cấu hình electron cùa A và B, cho biết các nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích.

Câu 2: 

a. Nguyên tố X(Z = 12), nguyên tố Y (Z = 16). Hãy xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố trên và có giải thích ngắn gọn.

b. Nguyên tố Bo chỉ có hai đồng vị bền trong tự nhiên là 10B và 11B. Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,81. Xác định % số nguyên tử mỗi đồng vị.

c. Một nguyên tố R tạo được hợp chất khí với hiđro có công thức phân tử RH2. Trong oxit cao nhất của R, R chiếm 40% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối và khối lượng nguyên tử của R.

Câu 3: 

1. Viết công thức electron và công thức cấu tạo cho: Cl2; CO2 và sơ đồ hình thành liên kết ion từ nguyên tử cho CaF2 (giải thích ngắn gọn thông qua viết cấu hình e)

2. Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi - hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (ghi rõ tên quá trình oxi hóa, khử tương ứng).

a. CO + Fe2O3  →  Fe + CO2

b. Al  +  HNO3  →  Al(NO3) 3  +  N2O  +  H2O

Câu 4: Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (ghi rõ tên: chất oxi hóa, chất khử và giải thích; quá trình oxi hóa, quá trình khử tương ứng)

FeS2  +  HNO3 →  Fe(NO3)3  +  NO­  +  H2SO4  +  H2O

Xác định tỉ lệ T = số phân tử chất oxi hóa : số phân tử chất khử.

Câu 5: Cho 6,24 gam hỗn hợp G gồm: Al, Mg vào một lượng vừa đủ 400 ml HNO3 2M thu được dung dịch X gồm: Al(NO3)3; Mg(NO3)2 và khí Y gồm: NO và N2 có tỉ khối của Y với He bằng 22.3. Viết 02 phương trình tương ứng và xác định %khối lượng của từng chất trong G.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Văn Đẩu, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?