TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ
| ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 10 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình nào?
A. Tự sao.
B. Sao mã.
C. Giải mã.
D. Phân bào.
Câu 2. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường xảy ra hiện tượng gì?
A. Tồn tại tự do trong tế bào.
B. Liên kết lại với nhau.
C. Bị các enzin của tế bào phân huỷ thành các Nuclêôtit.
D. Bị vô hiệu hoá.
Câu 3. Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần nào?
A. Đường.
B. Nhóm phốtphát.
C. Bazơ nitơ.
D. Cả A và C.
Câu 4. Bào quan nào gồm cả ADN và prôtêin?
A. Ti thể.
B. Ribôxôm.
C. Trung tử.
D. Nhiễm sắc thể.
Câu 5. Những sinh vật nào dưới đây có vật chất di truyền là ARN?
A. Virut cúm.
B. Thể ăn khuẩn.
C. Virut gây bệnh xoăn lá cà chua.
D. Cả B và C
Câu 6. Chiều xoắn của mạch pôlinuclêôtit trong cấu trúc bậc 2 của phân tử ADN theo chiều nào?
A. Ngược chiều kim đồng hồ.
B. Thuận chiều kim đồng hồ.
C. Từ trái sang phải.
D. Cả A và C.
Câu 7. Những quá trình nào dưới đây tuân thủ nguyên tắc bổ sung?
A. Sự hình thành pôlinuclêôtit mới trong quá trình tự sao của ADN.
B. Sự hình thành mARN trong quá trình sao mã.
C. Sự dịch mã di truyền do tARN thực hiện tại ribôxôm, sự hình thành cấu trúc bậc 2 của tARN.
D. Cả 4 trả lời trên đều đúng.
Câu 8. Trong các cấu trúc tế bào cấu trúc nào không chứa axitnuclêic?
A. Ti thể.
B. Lưới nội chất có hạt.
C. Lưới nội chất trơn.
D. Nhân.
Câu 9. Cấu trúc nào có nhiệm vụ mang và truyền đạt thông tin di truyền?
A. Prôtêin.
B. ADN.
C. mARN.
D. rARN.
Câu 10. Trong nhân của tế bào sinh vật nhân chuẩn gồm?
A. Phần lớn ADN mã hoá cho prôtêin.
B. ADN nhân mã hoá cho sự tổng hợp của rARN.
C. Tất cả prôtêin là histôn.
D. Sự phiên mã của ADN chỉ xảy ra trong vùng dị nhiễm sắc.
Câu 11. Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử nào?
A. ADN.
B. Prôtêin.
C. CO2.
D. Cả A và B.
Câu 12. Các đặc điểm của cơ thể sinh vật được quy định bởi
A. Tế bào chất.
B. Các bào quan.
C. ARN.
D. ADN.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao nói nguyên tố C là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống?
Câu 2: Enzim là gì? Nêu cấu trúc của Enzim. Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu thì Enzim bị giảm hoặc mất hoạt tính?
ĐÁP ÁN
Câu 1: Cacbon là thành phần chính của tất cả các chất hữu cơ.
- Cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác như N, O, S, H... Theo các mô hình khác nhau, tạo ra hàng triệu chất hữu cơ khác nhau.
- Do đó, Cacbon có vai trò cực kì quan trọng tạo nên sự đa dạng của chất hữu cơ.
Câu 2:
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống.
- Enzim có bản chất là prôtêin (đa số) nên có cấu trúc phức tạp, đặc biệt là cấu trúc không gian. Mỗi enzim có cấu trúc không gian đặc thù, đặc biệt là vùng được gọi là trung tâm hoạt tính. Trung tâm hoạt tính được cấu tạo bởi một số các axit amin đặc thù và có hình thù không gian đặc thù, phù hợp với cơ chất mà enzim xúc tác. Hình thù của trung tâm hoạt tính có thể bị thay đổi. Một số enzim còn có thêm trung tâm điều chỉnh có tác dụng điều chỉnh hình thù của trung tâm hoạt tính.
- Khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim bị giảm hoặc mất đi là do prôtêin của enzim bị biến tĩnh, cấu hình không gian của trung tâm hoạt tính bị thay đổi.
ĐỀ SỐ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Loại phân tử hữu cơ nào có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất?
A. Prôtêin.
B. Cacbonhidrat.
C. Axit nucleic.
D. Lipit.
Câu 2. Prôtêin có thể bị biến tính bởi tác nhân nào?
A. Độ pH thấp.
B. Nhiệt độ cao.
C. Sự có mặt của Oxy nguyên tử.
D. Cả A và B.
Câu 3: Prôtêin bị mất chức năng sinh học khi nào?
A. Prôtêin bị mất một axitamin.
B. Prôtêin được thêm vào một axitamin.
C. Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị phá vỡ.
D. Cả A và B.
Câu 4. Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị phá vỡ, bậc cấu trúc không gian của prôtêin ít bị ảnh hưởng nhất ở cấu trúc bậc mấy?
A. Bậc 1.
B. Bậc 2.
C. Bậc 3.
D. Bậc 4.
Câu 5. Chiều xoắn của mạch pôlipeptit trong cấu trúc bậc 2 của đa số prôtêin theo chiều nào?
A. Ngược chiều kim đồng hồ.
B. Thuận chiều kim đồng hồ.
C. Từ phải sang trái.
D. Cả B và C.
Câu 6. ADN là thuật ngữ viết tắt của loại axit nào?
A. Axit nucleic.
B. Axit nucleotit.
C. Axit đêoxiribonuleic.
D. Axit ribonucleic.
Câu 7. Đơn phân của ADN là gì?
A. Nuclêôtit.
B. Axít amin.
C. Bazơ nitơ.
D. Axít béo.
Câu 8. Mỗi nuclêôtit cấu tạo như thế nào?
A. Đường pentôzơ và nhóm phốtphát.
B. Nhóm phốtphát và bazơ nitơ.
C. Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ.
D. Đường pentôzơ và bazơ nitơ.
Câu 9. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
A. Ribônuclêôtit (A, T, G, X).
B. Nuclêôtit (A, T, G, X).
C. Ribônuclêôtit (A, U, G, X).
D. Nuclêôtit (A, U, G, X).
Câu 10. Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết nào?
A. Hyđrô.
B. Peptit.
C. Ion.
D. Cộng hoá trị.
Câu 11. Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn tổng hợp nên protein là phân tử nào?
A. ADN.
B. rARN.
C. mARN.
D. tARN.
Câu 12. Loại ARN được dùng là khuôn để tổng hợp prôtêin là
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. Cả A, B và C.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hô hấp tế bào là gì? Quá trình hô hấp tế bào (hiếu khí) giống và khác với quá trình đốt cháy như thế nào?
Câu 2:
a) Sau khi học xong hô hấp nội bào một bạn học sinh nói: Một phân tử glucôzơ khi ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 40 ATP. Bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
b) Nếu màng trong ti thể bị hỏng sẽ dẫn đến hậu quả gì? ATP được giải phóng là bao nhiêu?
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Hoàng Văn Thụ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: