TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
| ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 10 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
Câu 1. Thực vật có nguồn gốc từ đâu?
A. Vi khuẩn.
B. Nấm.
C. Tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
D. Virut.
Câu 2. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là gì?
A. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
B. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. Có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. Có bộ xương trong và cột sống.
Câu 3. Nguồn gốc chung của giới động vật là gì?
A. Tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
B. Động vật đơn bào nguyên thuỷ.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.
Câu 4. Đặc điểm nào là cơ bản nhất dể phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống?
A. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
B. Cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. Có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. Có bộ xương trong và cột sống.
Câu 5. Nguồn gốc chung của giới động vật là gì?
A. Tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
B. Động vật đơn bào nguyên thuỷ.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.
Câu 6. Đặc điểm chung của vi khuẩn, xạ khuẩn là gì?
A. Thuộc nhóm nhân sơ.
B. Sinh sản bằng bào tử.
C. Phagơ có thể xâm nhập vào cơ thể.
D. Hình thành hợp tử từng phần.
Câu 7. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm
1. Quần xã.
2. Quần thể.
3. Cơ thể.
4. Hệ sinh thái.
5. Tế bào.
Trình tự sắp xếp nào đúng về các cấp tổ chức đó từ nhỏ đến lớn?
A. 5->3->2->1->4.
B. 5->3->2->1->4.
C. 5->2->3->1->4.
D. 5->2->3->4->1.
Câu 8. Vì sao các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở?
A. Có khả năng thích nghi với môi trường.
B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D. Phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 9. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ đâu?
A. Khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. Khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
D. Sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 10. Tập hợp các sinh vật sống nào ở rừng Quốc gia Cúc Phương?
A. Quần thể sinh vật.
B. Cá thể sinh vật.
C. Cá thể và quần thể.
D. Quần xã sinh vật.
Câu 11. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là
A. Quần thể sinh vật.
B. Cá thể sinh vật.
C. Cá thể và quần thể.
D. Quần xã và hệ sinh thái.
Câu 12. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần nào?
A. Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
B. Loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
C. Loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.
D. Loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.
Câu 13. Giới khởi sinh gồm nhóm nào?
A. Virut và vi khuẩn lam.
B. Nấm và vi khuẩn.
C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam.
D. Tảo và vi khuẩn lam.
Câu 14. Bốn nguyên tố chính nào cấu tạo nên chất sống?
A. C, H, O, P.
B. C, H, O, N.
C. O, P, C, N.
D. H, O, N, P.
Câu 15. Vì sao cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ?
A. Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. Chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).
D. Cả A, B, C.
Câu 16. Vì sao các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật?
A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 17. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo thành gì?
A. Lipit, enzym.
B. Prôtêin, vitamin.
C. Đại phân tử hữu cơ.
D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin.
Câu 18. Khi chăm sóc cây trồng người ta thấy có hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại đây là hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng nào?
A. Kali.
B. Can xi.
C. Magie.
D. Photpho.
Câu 19. Khi cây trồng thiếu phôt pho sẽ dẫn tới hiện tượng gì?
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quá trình tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 20. Khi cây trồng thiếu ka li sẽ dẫn tới hiện tượng gì?
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quá trình tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 21. Khi cây trồng thiếu magie sẽ dẫn tới
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quá trình tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 22. Khi cây trồng thiếu can xi sẽ dẫn tới hiện tượng gì?
A. Tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. Giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
C. Ức chế quá trình tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. Hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 23. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là nguyên tố nào?
A. Cacbon.
B. Hydro.
C. Oxy.
D. Nitơ.
Câu 24. Vì sao nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống?
A. Cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
B. Chúng có tính phân cực.
C. Có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.
D. Chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
Câu 25. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Nhiệt dung riêng cao.
B. Lực gắn kết.
C. Nhiệt bay hơi cao.
D. Tính phân cực.
Câu 26. Nước đá có đặc điểm gì?
A. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. Các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
D. Không tồn tại các liên kết hyđrô.
Câu 27. Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước có đặc điểm như thế nào?
A. Rất nhỏ.
B. Có xu hướng liên kết với nhau.
C. Có tính phân cực.
D. Dễ tách khỏi nhau.
Câu 28. Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết nào?
A. Tĩnh điện.
B. Cộng hoá trị
C. Hiđrô.
D. Este.
Câu 29. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có đặc điểm gì?
A. Nhiệt dung riêng cao.
B. Lực gắn kết.
C. Nhiệt bay hơi cao.
D. Tính phân cực.
Câu 30. Nhờ đâu nước có tính phân cực?
A. Cấu tạo từ oxi và hiđrô.
B. Electron của hiđrô yếu.
C. 2 đầu có tích điện trái dấu.
D. Các liên kết hiđrô luôn bền vững.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | D | D | D | A | B | B | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | C | B | C | B | C | B | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | D | A | D | D | C | C | B | D | C |
ĐỀ SỐ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Vì sao khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít?
A. Nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.
B. Liên kết hidro giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.
C. Liên kết hiđro giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.
D. Sức căng bề mặt của nước tăng cao.
Câu 2. Cholesteron ở màng sinh chất có đặc điểm như thế nào?
A. Liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ và cung cấp năng lượng.
B. Có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.
C. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
D. Làm nhiện vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin.
Câu 3. Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là gì?
A. Chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.
B. Đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.
C. Đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.
D. Cả A, B, C.
Câu 4. Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo như thế nào?
A. Hai phân tử glucozơ.
B. Một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.
C. Hai phân tử fructozơ.
D. Một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ.
Câu 5. Xenlulozơ được cấu tạo bởi đơn phân là gì?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Glucozơ và tructozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 6. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là gì?
A. Tinh bột.
B. Xenlulôzơ.
C. Đường đôi.
D. Cacbohyđrat.
Câu 7. Những hợp chất có đơn phân là glucôzơ gồm nhóm nào?
A. Tinh bột và saccrôzơ.
B. Glicôgen và saccarôzơ.
C. Saccarôzơ và xenlulôzơ.
D. Tinh bột và glicôgen.
Câu 8. Fructôzơ là 1 loại như thế nào?
A. Pôliasaccarit.
B. Đường pentôzơ.
C. Đisaccarrit.
D. Đường hecxôzơ.
Câu 9. Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa các nhóm nào?
A. Các phân tử xenlulôzơ với nhau.
B. Các đơn phân glucôzơ với nhau.
C. Các vi sợi xenlucôzơ với nhau.
D. Các phân tử fructôzơ.
Câu 10. Chất hữu cơ nào có đặc tính kị nước?
A. Prôtit.
B. Lipit.
C. Gluxit.
D. Cả A,B và C.
Câu 11. Một phân tử mỡ bao gồm bao nhiêu phân tử glyxêrôl và axít béo?
A. 1 phân tử glyxêrôl với 1 axít béo
B. 1 phân tử glyxêrôl với 2 axít béo.
C. 1 phân tử glyxêrôl với 3 axít béo.
D. 3 phân tử glyxêrôl với 3 axít béo.
Câu 12. Chức năng chính của mỡ là gì?
A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Các đặc tính nào đảm bảo cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống? Đặc tính nào là quan trọng nhất?
Câu 2: Vì sao C, H, O, N lại là 4 nguyên tố chủ yếu của cơ thể sống?
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Qúy Đôn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: