Bộ 2 đề kiểm tra 15p HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Sơn Tây

TRƯỜNG THPT SƠN TÂY

 

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 10

Thời gian: 15 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế nào?

A. Vận chuyển thụ động.

B. Thẩm thấu.

C. Thẩm tách.

D. Vận chuyển chủ động.

Câu 2. Chất nào sau đây chỉ có thể đi qua màng bằng con đường xuất nhập bào?

A. Pôlisacarit.

B. Glucôzơ.

C. Rượu êtanol.

D. Vitamin.

Xét các bào quan sau:

(1) Không bào tiêu hoá.

(2) Trung thể.

(3) Lưới nội chất.

(4) Lizôxôm.

(5) Lục lạp.

(6) Ribôxôm.

Câu 3. Trong các bào quan trên, tế bào thực vật không có bào quan nào?

A. (1), (2), (3).

B. (1) (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (4), (5), (6).

Câu 4. Loại bào quan nào có khả năng tổng hợp ATP?

A. Thể Gôngi, ribôxôm.

B. Ti thể, lưới nội chất.

C. Ti thể, lục lạp.

D. Ti thể, lizôxôm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau:

- Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, bạn lần lượt thêm vào:

+ Ống 1: Thêm nước cất.

+ Ống 2: Thêm nước bọt.

+ Ống 3: Thêm nước bọt và nhỏ vài giọt HCl.

- Tất cả các ống nghiệm đều đặt trong nước ấm.

- Bạn đã quên không đánh dấu các ống nghiệm, em hãy giúp bạn tìm đúng các ống nghiệm trên. Theo em hồ tinh bột trong ống nào sẽ bị biến đổi, ống nào không? Tại sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ để phát hiện.

+ Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống nghiệm, chí có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có hồ tinh bột và nước bọt).

+ Hai ống còn lại đều có màu xanh tím (ống 1 và ống 3), nghĩa là tinh bột không được biến đổi. Thử bằng giấy quỳ để phân biệt hai ống này, giấy quỳ chuyển sang màu đỏ chính là ống 3 (có hồ tinh bột, nước bọt và HCl). Còn lại là ống 1 (có hồ tinh bột và nước cất).

- Giải thích

+ Ống 1: Hồ tinh bột không được biến đổi do không có enzim.

+ Ống 2: Hồ tinh bột được biến đổi do có enzim trong nước bọt và điều kiện nhiệt độ thích hợp.

+ Ống 3: Hồ tinh bột không được biến đổi vì mặc dù có enzim trong nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của enzim trong nước bọt.

→ Như vậy, tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, nhiệt độ thích hợp.

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Lục lạp có thể có trong tế bào của nhóm nào sau đây?

A. Vi khuẩn lam, cây lúa.

B. Nấm rơm, cây cải củ.

C. Tảo lục, cây cà chua.

D. Cây ngô, cây khoai tây.

Câu 2. Điều gì sẽ xảy ra nếu kênh prôtêin xuyên màng đặc hiệu của glucôzơ không hoạt động?

A. Glucôzơ sẽ được hoạt tải vào tế bào.

B. Glucôzơ sẽ không vào được tế bào.

C. Glucôzơ sẽ khuếch tán trực tiếp qua màng.

D. Glucôzơ sẽ được màng tế bào bọc lại và nuốt vào trong tế bào.

Câu 3. Câu nào sau đây không đúng khi nói về trao đổi chất qua màng tế bào?

A. Dựa vào sự khuếch tán qua màng, người ta chia dung dịch thành 3 loại : ưu trương, đẳng trương và nhược trương.

B.  Khuếch tán là hiện tượng các chất hoà tan trong nước được vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. Những chất trao đổi qua màng tế bào thường là những chất hoà tan trong môi trường nước.

D. Nước thấm qua màng từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn gọi là thẩm thấu.

Câu 4. Một học sinh làm thí nghiệm về co nguyên sinh như sau:

- Thí nghiệm 1: Tách lớp biểu bí lá cây thài lài tía đặt vào giọt nước trên phiến kính, đậy lá kính và đem quan sát dưới kính hiển vi.

- Thí nghiệm 2: Nhỏ một giọt nước muối loãng vào rìa lá kính, lấy giấy thấm hút phía ngược lại, đem quan sát dưới kính hiển vi thấy tế bào bị co nguyên sinh.

Giải thích nào sau đây là đúng về hiện tượng co nguyên sinh trên đây?

A. Môi trựờng tế bào ngoài nhược trương, nừớc trong tế bào bị hút ra ngoài.

B. Môi trường tế bào ngoài đẳng trương, dịch bào không thay đổi.

C. Môi trường tế bào ngoài ưu trương, dịch bào thẩm thấu ra ngoài.

D. Môi trường tế bào ngoài nhược trương, màng tế bào tách ra khỏi thành tế bào.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 15p HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 Trường THPT Sơn Tây. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?