TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phản ứng tổng hợp amoniac là:
N2(k) + 3H2(k) ↔ 2NH3(k) ΔH = –92kJ
Yếu tố không giúp tăng hiệu su61t tổng hợp amoniac là :
A. Tăng nhiệt độ.
B. Tăng áp suất.
C. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng.
Câu 2: Trong các phản ứng sau đây , phản ứng nào áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng :
A. N2 + 3H2 ↔ 2NH3
B. N2 + O2 ↔ 2NO.
C. 2NO + O2 ↔ 2NO2.
D. 2SO2 + O2 ↔ 2SO3
Câu 3: Sự chuyển dịch cân bằng là :
A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận .
B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.
C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác.
D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch.
Câu 4: Cho phản ứng sau đây ở trạng thái cân bằng :
A(k) + B(k) ↔ C(k) + D(k)
Nếu tách khí D ra khỏi môi trường phản ứng, thì :
A. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên phải.
B. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên trái.
C. Tốc độ phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng như nhau.
D. Không gây ra sự chuyển dịch cân bằng hoá học.
Câu 5: Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học, vì nó :
A. Làm tăng nồng độ của các chất phản ứng .
B. Làm tăng nhiệt độ của phản ứng.
C. Làm giảm nhiệt độ của phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của quá trình phản ứng.
Câu 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxihóa- khử?
A. H2SO4 + S → SO2 + H2O
B. H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
C. H2SO4 + Fe3O4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
D. H2SO4 + FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 7: Chia 200ml dd Pb(NO3)2 thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: + H2SO4 dư → A
Phần 2 + HCl dư → B
Biết mA – mB = 3 g. Tính nồng độ mol của dd Pb(NO3)2 ban đầu?
A. 0,6M
B. 1,8M
C. 1,6M
D. 1,2M
Câu 8: So sánh SO2 và CO2 ta có các kết quả sau:
1) SO2 tan nhiều trong H2O, CO2 ít tan trong nước
2) SO2 mất màu dd nước Br2, CO2 không làm mất màu dd nước Br2
3) Với nước vôi trong, CO2 tạo kết tủa, SO2 thì không
4) SO2 và CO2 đều là oxit axit
Chọn kết quả đúng
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4
C. 2, 3
D. 1, 2, 4
Câu 9: Phân biệt CO2, SO2, Cl2 bằng:
1) Nước Br2, dd Ba(OH)2
2) dd KMnO4, dd KI
3) dd KI, nước vôi trong
4)dd KMnO4, dd AgNO3
A. 2
B. 1, 2
C. 3,4
D. 4
Câu 10: Cho 8,3g hỗn hợp 2 kim loại Fe, Al tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72lit khí SO2(đktc) % khối lương mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A. 50%, 50%
B. 67,47%, 32,53%
C. 32,53%, 67,47%
D. 35%, 65%
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là
A. proton, nơtron.
B. nơtron, electron.
C. electron, proton.
D. electron, nơtron, proton.
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là
A. proton, nơtron.
B. nơtron, electron.
C. electron, proton.
D. electron, nơtron, proton.
Câu 3: Cho 2 nguyên tố X (Z=12) và Y (Z=15). Nhận định nào sau đây là đúng
A. Tính kim loại của X>Y
B. Tính kim loại của Y>X
C. Tính phi kim của X>Y
D. Tính phi kim của X=Y
Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng ?
A. Trong nguyên tử, số electron ở phần vỏ bằng số proton của hạt nhân.
B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ bé so với nguyên tử.
C. Số khối A = Z + N.
D. Nguyên tử khối bằng số nơtron trong hạt nhân.
Câu 5: Cho 3 nguyên tử
A. Đây là 3 đồng vị
B. Ba nguyên tử trên thuộc nguyên tố Mg
C. Số proton mỗi nguyên tử đều là 12
D. Số electron của các nguyên tử lần lượt là 12,13,14
Câu 6: Hiđro có 3 đồng vị là 1H, 2H, 3H Oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Trong tự nhiên, loại phân tử nước có phân tử khối lớn nhất là:
A. 39u
B. 21u
C. 20u
D. 24u
Câu 7: Một nguyên tố X có 11 electron và 12 nơtron. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là:
A. 23X11
B. 11X23
C. 11X12
D. 12X11
Câu 8: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là
A. 6
B. 8
C. 14
D. 16
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. X là kim loại hay phi kim?
A. Phi kim
B. Có thể vừa là kim loại vừa là phi kim
C. Không là kim loại cũng không là phi kim
D. Kim loại
Câu 10: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Na+, F-, Ne.
B. Li+, F-, Ne.
C. Na+, Cl-, Ar.
D. K+, Cl-, Ar.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là
A. 4 và 3.
B. 4 và 4.
C. 3 và 3.
D. 3 và 4.
Câu 2: Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là
A. Mg, chu kỳ 3, nhóm IIA
B. F, chu kỳ 2, nhóm VIIA
C. Na, chu kỳ 3, nhóm IA
D. Ne, chu kỳ 2, nhóm VIIIA
Câu 3: Mỗi nhóm A và B bao gồm loại nguyên tố nào ?
A. s và f – d và p
B. s và d – p và f
C. d và f – s và p
D. s và p – d và f
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 lần lượt là 8 và 18.
B. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
C. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
D. Bảng tuân hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
Câu 5: Trong bảng HTTH, trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử
A. Tăng dần
B. Giảm dần
C. Không thay đổi
D. Tăng sau đó giảm
Câu 6: Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. R là nguyên tố nào?
A. Nitơ (Z=7)
B. Cacbon (Z=6)
C. Clo (Z=17)
D. Lưu huỳnh (Z=16)
Câu 7: Cho 3,9g một kim loại kiềm, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí hiđro (ở đktc). Kim loại đó là
A. Mg
B. Na
C. K
D. Li
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro (đktc). X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây ?
A. Na và K.
B. Li và Na.
C. K và Rb.
D. Rb và Cs.
Câu 9: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R thuộc nhóm IVA có chứa 25% hiđro về khối lượng. Công thức oxit cao nhất của R là
A. SO2
B. NO2
C. CO2
D. SO3
Câu 10: Trong y học các đồng vị phóng xạ được dùng rộng rãi trong nghiên cứu, chuẩn đoán và điều trị. Các hợp chất đánh dấu phóng xạ cung cấp các thông tin giải phẫu học về nội tạng người, về hoạt động của các cơ quan riêng biệt, phục vụ cho chuẩn đoán bệnh. Đặc điểm nào sau đây đúng với các đồng vị phóng xạ?
A. Có số protron với các đồng vị khác.
B. Chiếm một lượng lớn trong thành phần về số nguyên tử của các đồng vị.
C. Có cùng số nơtron với nguyên tử của nguyên tố.
D. Có nhiều trong tự nhiên.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút lần 2 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Phan Bội Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: