TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Khi cho 15,8 gam kali permanganat (KMnO4) tác dụng với axit clohiđric đậm đặc thì thể tích khí clo (đktc) thu được là
A. 5,0 lít.
B. 5,6 lít.
C. 11,2 lít.
D. 8,4 lít.
Câu 2. Để trung hoà hết 200 gam dung dịch HX (X: F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6%, người ta phải dùng 250ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit trên có công thức là (Cho H = 1, Br = 80, F = 19, I = 127, Cl = 35,5)
A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là (Cho Fe = 56, O = 16)
A. 2,0 lít.
B. 4,2 lít.
C. 4,0 lít.
D. 14,2 lít.
Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 0,8 gam khí H2. Số mol axit đã tham gia phản ứng là (Cho Mg = 24, Al = 27, H = 1, Cl = 35,5)
A. 0,8 mol.
B. 0,08 mol.
C. 0,04 mol.
D. 0,4 mol.
Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là (Cho Mg = 24, Fe = 56, Cl = 35,5, H = 1)
A. 55,5 gam.
B. 91,0 gam.
C. 90,0 gam.
D. 71,0 gam.
Câu 6. Để trung hoà m gam HCl cần dùng 100ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là (Cho H = 1, Cl = 35,5)
A. 36,5 gam.
B. 3,65 gam.
C. 7,3 gam.
D. 73 gam.
Câu 7. Khi cho axit H2SO4 đặc tác dụng với NaCl rắn trong điều kiện thường về t0, p, các sản phẩm chỉ là:
A. 1 muối axit, 1 muối trung hòa
B. 1 muối , 1 bazơ và H2O
C. 1 muối axit và 1 khí có tính axit
D. 1 muối trung hòa và H2O
Câu 8. Trong công nghiệp sản xuất H2SO4, người ta dùng chất nào sau đây tác dụng với nước?
A. Lưu huỳnh đioxit
B. Lưu huỳnh trioxit
C. Lưu huỳnh
D. Natrisunfat
Câu 9. Nhóm chất nào sau đây tác dụng với H2SO4 loãng?
A. Cu, Cu(OH)2, S
B. S, H2S, Mg
C. C, Mg, Mg(OH)2
D. Fe, Fe(OH)3, Na2O
Câu 10. Câu nào dưới đây diễn tả không đúng về tính chất hóa học của S và hợp chất của S?
A. Lưu huỳnh vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử.
B. Hiđrosunfua vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử.
C. Lưu huỳnh đioxit vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử.
D. H2SO4 đặc thể hiện tính oxihóa mạnh
Câu 11. Nhóm chất nào sau đây chỉ có tính oxihóa?
A. H2O2, HCl, SO3
B. O2, Cl2, S
C. O3, KClO4, H2SO4 đặc
D. FeSO4, KMnO4, HBr
Câu 12. Trường hợp nào sau đây vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử?
A. H2O2, SO2, FeSO4
B. H2SO4, H2S, HCl
C. Cl2O7, SO3, CO2
D. H2S, SO2, CO2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
1. a.) Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl.
b). Khi cho 50g dung dịch HCl và 1 cốc đựng NaHCO3 (dư) thì thu được 2,24 lit khí ở đktc. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl.
2.Cho 30,36 g hỗn hợp Na2CO3 và CaCO3 tác dụng với dd HCl 2M (dư ) thu được 6,72 lít khí (đktc) và dd A.
a) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dd HCl đ dng biết dư 20% so với lượng cần dùng.
3. Cho 7,8g hỗn hợp 2 kim loại là Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96l khí (đktc).
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia các phản ứng.
4. Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 6,4g bột lưu huỳnh và 15g bột kẽm trong môi trường không có không khí.
a. Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
b. Chất nào còn lại sau phản ứng. Khối lượng là bao nhiêu?
5. Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,464 lit hỗn hợp khí ở đktc. Dẫn hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư) sinh ra 23,9g kết tủa đen.
a. Hỗn hợp khí thu được gồm những chất nào? Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp rắn ban đầu.
6. Cho 12,8 g Cu vào dd H2SO4 đặc nóng dư .Dẫn toàn bộ khí SO2 sinh ra vào 125 ml dung dịch NaOH 25%
(D= 1,28g/ml) .Muối nào được tạo thành ? Tính nồng độ mol/ l của dd muối .
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
1. Cho 1,84 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 40 gam dd H2SO4 đặc nóng dư thu được khí SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2 vào dung dịch Brôm dư được dd A. Cho toàn bộ dd A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 8,155 gam kết tủa.
a) Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính C% dd H2SO4 lúc đầu biết lượng axit tác dụng với kim loại chỉ 25 % so với lượng H2SO4 trong dung dịch.
2. Hòa tan 11,5g hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dung dịch HCl dư thì thu được 5,6lít khí (đktc) và phần không tan. Cho phần không tan vào H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 2,24lít khí (đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
3. Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R (hóa trị II) vào dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48l khí (đktc) phần không tan cho vào dd H2SO4 đặc nóng thì giải phóng ra 2,24l khí (đktc). Tìm Kim loại R .
4. Cho hỗn hợp gồm Zn và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít hỗn hợp khí A (đktc). Cho hỗn hợp khí A này đi qua dung dịch CuSO4 0,5 M (vừa đủ), thu được 9,6 g kết tủa màu đen.
a. Hỗn hợp khí A gồm có những chất nào?
b. Khối lượng của Zn là bao nhiêu?
c. Tính thể tích của khí H2S (đo ở đktc) .
d.Tính thể tích dung dịch CuSO4 0,5 M cần dùng .
5. Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO2 vào 250 ml dd NaOH 1M
a) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: