TRƯỜNG THPT TRIỆU QUANG PHỤC | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có thể điều chế hiđro bromua bằng cách đun nóng kali bromua rắn trong dung dịch axit sunfuric đặc.
B. Có thể điều chế hiđro clorua bằng cách hòa tan natri clorua rắn trong dung dịch axit sunfuric loãng.
C. Không thể phân biệt được ba dung dịch NaCl, NaBr, NaI trong 3 bình riêng biệt nếu không dùng dung dịch AgNO3.
D. Dẫn khí clo đi qua dung dịch NaI, thấy màu của dung dịch đậm lên.
Câu 2: Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thêm H2 vào bình làm cho tốc độ của phản ứng thuận giảm đi.
B. Nếu tăng nhiệt độ của bình phản ứng thấy màu tím của hệ đậm lên thì phản ứng thuận tỏa nhiệt.
C. Tăng nồng độ HI làm màu tím của hệ nhạt đi.
D. Tăng dung tích của bình phản ứng làm cân bằng của hệ chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 3: Trong các chất sau: Cl2, CuSO4, S, SO2, H2S, Fe2(SO4)3, SO3. Số chất có thể tạo ra H2SO4 bằng một phản ứng là:
A. 3. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 4: Cho các cân bằng sau trong các bình riêng biệt:
H2 (k, không màu) + I2 (k, tím) ⇔ 2HI (k, không màu) (1)
2NO2 (k, nâu đỏ) ⇔ N2O4 (k, không màu) (2)
Nếu làm giảm thể tích bình chứa của cả 2 hệ trên, so với ban đầu thì màu của
A. hệ (1) hệ (2) đều đậm lên. B. hệ (1) không thay đổi; hệ (2) nhạt đi.
C. hệ (1) và hệ (2) đều nhạt đi. D. hệ (1) đậm lên; hệ (2) nhạt đi.
Câu 5: Lần lượt cho dung dịch FeCl3, O2, dung dịch FeSO4, SO2, dung dịch K2Cr2O7/H2SO4, dung dịch AgNO3, dung dịch NaCl, dung dịch HNO3 tác dụng với dung dịch H2S. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 7. B. 8. C. 6. D. 5.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về SO2?
A. khí này làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím.
B. Phản ứng được với H2S tạo ra S.
C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực.
D. Được tạo ra khi sục khí O2 vào dung dịch H2S.
Câu 7: Cân bằng hóa học sau thực hiện trong bình kín:
A( K ) + 2B( K ) ⇔ 2E( K ) (DH < 0)
Tác động nào sau đến hệ cân bằng trên để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. Tăng nhiệt độ của hệ.
B. Giảm áp suất của hệ
C. Làm giảm nồng đọ của chất B.
D. Cho thêm chất A vào hệ.
Câu 8: Cho cân bằng : N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k)
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí thu được so với H2 giảm. Phát biểu đúng về cân bằng này là
A. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
B. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Câu 9: Có thể tạo thành H2S khi cho
A. CuS vào dung dịch HCl. B. FeS tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
C. Khí H2 tác dụng với SO2. D. FeS tác dụng với H2SO4 loãng.
Câu 10: Cho cân bằng hoá học sau: 2NH3(k) ⇔ N2(k) + 3H2(k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.
C. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
D. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 11: Cho các mệnh đề sau:
a. Các halogen đều có số oxi hóa dương trong một số hợp chất.
b. Halogen đứng trước đẩy được halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
c. Các halogen đều tan được trong nước.
d. Các halogen đều tác dụng được với hiđro. Số mệnh đề phát biểu sai là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 12:Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) ⇔ CO (k) + H2O (k) ; DH > 0.
Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
(a) Tăng nhiệt độ;
(b) Thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ;
(d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2;
Trong những tác động trên, có bao nhiêu tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2.
Câu 13. Cho cân bằng hóa học :
2SO3 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k) (DH < 0) . Phát biểu đúng là :
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O3.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
Câu 14. Trong dung dịch muối đicromat luôn có cân bằng :
Nếu thêm dung dịch axit H r đặc và dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển thành:
A. màu da cam. B. màu vàng. C. màu xanh lục. D. không màu.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. SO2 được d ng để chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm; c n nước đá khô" (CO2 rắn) d ng bảo quản thực phẩm.
B. SO2 có tính khử, CO2 không có tính khử.
C. SO2 là phân tử phân cực, CO2 là phân tử không phân cực.
D. CO2 tan trong nước nhiều hơn O2 ở c ng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Câu 16. Điều nào sau đây không đúng?
A. Ozon có nhiều ứng dụng như tẩy trắng bột giấy, dầu ăn, chữa sâu răng, sát tr ng nước.
B. Điều chế nước Javen trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.
C. Nước Javen d ng phổ biến hơn clorua vôi.
D. Axit H2SO4 là hợp chất vô cơ được d ng nhiều nhất trong công nghiệp hóa chất.
Câu 17: Cho phản ứng : 3H2(khí) + Fe2O3 (rắn) → 2Fe + 3H2O (hơi) Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
B. Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
C. Thêm H2 vào hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
D. Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
Câu 18: Nung hỗn hợp bột KClO3, KMnO4, Zn một thời gian. Lấy hỗn hợp sản phẩm rắn cho vào dung dịch H2SO4 loãng th thu được hỗn hợp khí. Hỗn hợp đó là
A. H2, Cl2 và O2. B. Cl2 và O2. C. Cl2 và H2. D. O2 và H2.
Câu 19: Dãy gồm các chất mà khi cho từng chất tác dụng với dung dịch HI đều sinh ra sản phẩm có iôt là
A. Fe2O3, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Cl2. B. Fe(OH)3, FeO, FeCl3, Fe3O4.
C. AgNO3, Na2CO3, Fe2O3, Br2. D. Fe3O4, FeO, AgNO3, FeS.
Câu 20: Xét phản ứng: CO(khí) + H2O(khí) → CO2(khí) + H2(khí). Trong điều kiện đẳng nhiệt, khi tăng áp suất của hệ thì tốc độ phản ứng nghịch như thế nào?
A. Tăng. B. Giảm.
C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không đổi.
Câu 21. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
A. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị với hidro.
C. Nguyên tử có khả năng thu thêm một electron
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây là đúng (giả thiết các phản ứng đều hoàn toàn)?
A. 0,1 mol Cl2 tác dụng với dd NaOH dư tạo 0,2 mol NaClO
B. 0,3 mol Cl2 tác dụng với dd KOH dư (70OC) tạo 0,1mol KClO3
C. 0,1 mol Cl2 tác dụng với dd Na2SO3 dư tạo 0,2 mol Na2SO4
D. 0,1 mol Cl2 tác dụng với dd SO2 dư tạo 0,2 mol H2SO4.
Câu 23: Sục H2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2, ZnCl2, BaCl2, HCl sau khi các phản ứng hoàn toàn thì số chất kết tủa tạo thành
A. 1 B. 3 C. 2 D. 0
Câu 24: Khi hòa tan một mẫu đá vôi trong dung dịch HCl một học sinh dùng các cách sau:
- Cách 1: Đập nhỏ mẩu đá.
- Cách 2: Đun nóng hỗn hợp sau khi trộn.
- Cách 3: Lấy dung dịch HCl đặc hơn.
- Cách 4: Cho thêm mẫu Zn vào hỗn hợp.
- Cách 5: Cho thêm ít Na2CO3 vào hỗn hợp.
Những cách có thể làm mẫu đá tan nhanh hơn là
A. 1,2,3,4. B. 3,4,5. C. 2,3,4. D. 1,2,3.
Câu 25: Xét cân bằng hoá học của một số phản ứng
1) Fe2O3(r) + 3CO(k) → 2Fe(r) + 3CO2(k)
2) CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r)
3) N2O4(k) → 2NO2(k)
4) H2(k) + I2(k) → 2HI(k)
5) 2SO2(k) + O2(k) → 2SO3(k)
Khi tăng áp suất, cân bằng hoá học không bị dịch chuyển ở các hệ
A. 1, 2, 4, 5. B. 1, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 5.
Câu 26: Có dung dịch X gồm (KI và ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2S, FeCl3, KClO4 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là:\
A. 4 chất B. 2 chất C. 1 chất D. 3 chất
Câu 27: Cho các hệ cân bằng hóa học sau:
(a) 2SO2 (k) + O2 ⇄ 2SO3 (k).
(b) 3H2 (k) + N2 (k) ⇄ 2NH3 (k).
(c) 2CO2 (k) ⇄ 2CO (k) + O2 (k).
(d) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k).
Trong các hệ cân bằng trên, ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất chung của mỗi hệ, số hệ có cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 28: Cho đơn chất lưu huỳnh tác dụng với các chất: O2; H2; Hg; HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng trong đó lưu huỳnh thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Sục H2S vào dung dịch nước clo
(b). Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím
(c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2
(d). Thêm H2SO4 loảng vào nước Javen
(e). Đốt H2S trong oxi không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 30: Cho phản ứng : N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3 (k); DH = -92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Triệu Quang Phục, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!