TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Câu 1. Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu chia vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu
B. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu
C. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu
D. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu
Câu 2. Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng nối các vế trong câu ghép?
A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân
B. Quan hệ từ chỉ điều kiện
C. Quan hệ từ chỉ cách thức
D. Quan hệ từ chỉ mục đích
Câu 3. Cho hai câu đơn: Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lí về mặt ý nghĩa?
A. Mẹ đi làm còn em đi học.
B. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
C. Mẹ đi làm, em đi học.
D. Mẹ đi làm và em đi học.
Câu 4. Quan hệ nghĩa giữa hai vế trong câu ghép: Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. (Vũ Bằng) là quan hệ gì?
A. Đồng thời
B. Tương phản
C. Nối tiếp
D. Lựa chọn
Câu 5. Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 6. Dòng nào sau đây nói đúng nhất định nghĩa về câu ghép?
A. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên
B. Câu ghép là câu chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ vị còn lại được bao chứa trong kết cấu chủ vị nòng cốt
C. Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên, chúng bao chứa lẫn nhau
D. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị được gọi là một vế câu
Câu 7. Các vế của câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
“Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.”
(Ai-ma-tốp, Hai cây phong)
A. Dấu phẩy
B. Cặp quan hệ từ
C. Tình thái từ
D. Cặp phó từ hô ứng
Câu 8. Dòng nào chỉ ra điểm giống nhau đầy đủ nhất trong những câu sau đây?
- U van Dần, u lạy Dần!
- Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
- Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
A. Đều là câu ghép
B. Đều là câu ghép có hai vế câu
C. Đều là câu ghép có hai vế câu không dùng từ nối
D. Đều là câu ghép có hai vế câu dùng từ nối
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: ha hả, hì hì, hô hố, hơ hớ. (3.0 điểm)
Câu 2. Chép lại bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ đó. (4.0 điểm)
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
1 – B, 2 – C, 3 – B, 4 - A, 5 – B, 6 – D, 7 – B, 8 – C.
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Các từ này cùng miêu tả tiếng cười nhưng mỗi từ lại biểu hiện một kiểu cười với dáng vẻ, âm sắc và tâm trạng khác nhau.
- Ha hả: Tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Hì hì: Tiếng cười như phát cả ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Hô hố: Tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ: Tiếng cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy, giữ gìn.
Câu 2.
- Chép lại bài thơ.
- Chỉ ra được các từ tượng hình (lom khom, lác đác) và các từ tượng thanh (quốc quốc, gia gia).
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...]. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.
Câu 1. Đoạn văn trên của tác giả nào? Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 3. Đoạn văn có nội dung như thế nào?
Câu 4. Trình bày ý nghĩa văn bản trên?
Câu 5. Tìm các từ tượng hình và tượng thanh ở đoạn trích. Em hãy chỉ rõ tác dụng của chúng?
Câu 6. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người nông dân trong xã hội xưa cũ?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Đề bài: Thuyết minh về một chiếc bút bi luôn gắn bó sâu sắc với em.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Gợi ý:
- Tác giả: Nam Cao
- Tác phẩm: Lão Hạc
Câu 2.
- Phương thức: Tự sự
Câu 3.
- Nội dung: Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
Câu 4.
- Ý nghĩa: Tác phẩm đã cho thấy số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của họ.
Câu 5.
- Tượng hình: ầng ậng, móm mém; Tượng thanh: hu hu.
- Tác dụng: khắc họa rõ nét, sâu đậm nỗi đau đớn tột cùng của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng.
Câu 6.
- Giới thiệu vấn đề
- Phân tích:
+ Số phận người nông dân bất hạnh, bị dồn đến bước đường cùng (Lão Hạc, chị Dậu)
+ Nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là vẻ đẹp nhân cách sáng ngời: Lão Hạc có tình yêu thương con sâu nặng, lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp. Chị Dậu yêu thương chồng con và sức sống tiềm tang mãnh liệt.
- Tổng kết vấn đề.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN
a. Yêu cầu chung:
- Làm đúng kiểu bài: thuyết minh về một đồ vật.
- Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần, bố cục mạch lạc.
- Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số phương thức biểu đạt để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
- Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Vĩnh Phúc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục: