TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ THẬP | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi cao?
A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh
B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh
C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào
D. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được
Câu 2: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khí thải ô tô và xe máy?
A. Cacbon oxit B. Lưu huỳnh oxit C. Nito oxit D. Bụi
Câu 3: Chọn phát biểu không đúng trong các câu sau đây?
A. Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra
B. Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn sẽ có dung tích sống lí tưởng
C. Thở sâu và tăng nhịp thở sẽ tăng được hiệu quả hô hấp
D. Khi CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu làm giảm hiệu quả hô hấp
Câu 4: Tác nhân nào chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết?
A. Cacbon oxit
B. Lưu huỳnh oxit
C. Nito oxit
D. Bụi
Câu 5: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao?
A. N2 B. O2 C. H2 D. NO2
Câu 6: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?
A. Hêrôin B. Côcain C. Moocphin D. Nicôtin
Câu 7: Vai trò của hồng cầu là
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
B. Vận chuyển O2 và CO2
C. Vận chuyển các chất thải
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi
A. Nước mô
B. Máu
C. Bạch huyết
D. Cả ba yếu tố trên
Câu 9: Môi trường trong của cơ thể gồm
A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
B. Máu, nước mô, bạch huyết
C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể
D. Máu, nước mô, bạch cầu
Câu 10: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu
Câu 11: Hoạt động hô hấp có vai trò gì?
A. Cung cấp oxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ
B. Thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể
C. Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại
D. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường
Câu 12: Nói sự sống gắn liền với sự thở vì
A. Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng
B. Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết
C. Lấy oxi vào để oxi hóa chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sự sống
D. Thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình oxi hóa ở tế bào
Câu 13: Quá trình hô hấp bao gồm:
A. Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi
B. Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào
C. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào
D. Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.
Câu 14: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?
A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản
Câu 15: Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp?
A. Hầu B. Thanh quản C. Phổi D. Sụn nhẫn
Câu 16: Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C?
A. 20 – 25 vòng sụn
B. 15 – 20 vòng sụn
C. 10 – 15 vòng sụn
D. 25 – 30 vòng sụn
Câu 17: Các cơ quan thuộc đường dẫn khí là
A. Họng
B. Thanh quản
C. Phế quản
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 18: Cơ quan nào có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc?
A. Mũi B. Họng C. Thanh quản D. Phổi
Câu 19: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác?
A. Khí quản B. Thanh quản C. Phổi D. Phế quản
Câu 20: Cơ quan nào có chứa tuyến amidan và V.A có chứa các tế bào limpo
A. Mũi B. Họng C. Thanh quản D. Phổi
Câu 21: Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700- 800 triệu phế nang?
A. Nhằm tăng lượng khí hít vào
B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi
D. Giúp thở sâu hơn
Câu 22: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
A. Họng và phế quản.
B. Phế quản và mũi.
C. Họng và thanh quản
D. Thanh quản và phế quản.
Câu 23: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 24: Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?
A. Phế quản B. Khí quản C. Thanh quản D. Họng
Câu 25: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu phế nang?
A. 500-600 triệu phế nang
B. 600-700 triệu phế nang
C. 700-800 triệu phế nang
D. 800-900 triệu phế nang
Câu 26: Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?
A. Sụn nhẫn
B. Sụn thanh thiệt
C. Sụn giáp trạng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 27: Lớp màng ngoài phổi còn có tên gọi khác là
A. Lá thành B. Lá tạng C. Phế nang D. Phế quản
Câu 28: Không khí được sưởi ấm tại thành mũi là nhờ
A. Có lưới mao mạch dày đặc
B. Cánh mũi rộng và dày
C. Trong mũi có nhiều lông mũi
D. Có lớp niêm mạc tiết ra các chất nhầy
Câu 29: Đường dẫn khí có chức năng gì?
A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
C. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi
D. Bảo vệ hệ hô hấp
Câu 30: Đơn vị cấu tạo của phổi là
A. Phế nang B. Phế quản C. 2 lá phổi D. Đường dẫn khí
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | C | A | D | D | B | D | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | B | D | B | A | B | D | A | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | A | C | D | C | B | A | C | C | A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?
A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt
B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
C. Màu đỏ hồng
D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 3. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?
A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO
Câu 4. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây?
A. Tiêu chảy
B. Lao động nặng
C. Sốt cao
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 5. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?
A. 75% B. 60% C. 45% D. 55%
Câu 6. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Huyết tương
B. Hồng cầu
C. Bạch cầu
D. Tiểu cầu
Câu 7. Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào?
A. Hêmôerythrin
B. Hêmôxianin
C. Hêmôglôbin
D. Miôglôbin
Câu 8. Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?
A. Nước mô
B. Máu
C. Dịch bạch huyết
D. Dịch nhân
Câu 9. Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là:
A. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu.
B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu.
C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu.
D. 4,8 – 5 triệu/ml máu.
Câu 10. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính?
A. 5 loại B. 4 loại C. 3 loại D. 1 loại
Câu 11. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
A. 400 cơ
B. 600 cơ
C. 800 cơ
D. 500 cơ
Câu 12. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau: Mỗi … là một tế bào cơ.
A. Bó cơ B. Tơ cơ C. Tiết cơ D. Sợi cơ
Câu 13. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
Câu 14. Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào?
A. Hình cầu B. Hình trụ C. Hình đĩa D. Hình thoi
Câu 15. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là
A. Co và dãn.
B. Gấp và duỗi.
C. Phồng và xẹp.
D. Kéo và đẩy.
-(Để xem tiếp nội dung đề thi từ câu 16-30 và phần đáp án vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Thị Thập có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: