ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: VẬT LÝ 8
(Thời gian làm bài: 45 phút-không kể thời gian giao đề)
Đề số 1
Câu 1: Đổ 100cm3 rượu vào 100 cm3 nước. Thể tích hỗn hợp là:
A, 100cm3 B, 200cm3 C, lớn hơn 200cm3 D, nhỏ hơn 200cm3
Câu 2: Khi vận tốc của các phân tử giảm thì đại lượng nào thay đổi?
A, Nhiệt độ của vật B, Khối lượng của vật
C, Thế năng của vật D, Các đại lượng trên đều thay đổi
Câu 3: Đơn vị của nhiệt năng là
A, m/s B, N C, W D, J
Câu 4: 1J =
A, 1 N/m B, 1 Kg/m C, 1 N.m D, 1 N.s
Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có công cơ học ?
A, con bò đang kéo xe đi trên đường B, người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng
C, một quả táo rơi từ trên cây xuống đất D, người thợ dùng đòn bẩy bẩy vật nặng lên khỏi mặt đất
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về hiệu suất (H) của máy cơ đơn giản là đúng:
A, H > 100% B, H > 100% C, H < 100% D, H < 100%
Câu 7: Một con ngựa kéo xe đi đều với vận tốc 7 km/h. Lực kéo của ngựa là 210N. Công suất của ngựa là:
A, 1470W B, 30W C, 408W D, 40,9W
Câu 8: Nhiệt lượng có đơn vị đo trùng với đơn vị của:
A, Cơ năng B, Công C, Động năng D, Cả 3 ý trên
II.TỰ LUẬN (6Đ)
Bài 1: (2đ) Giải thích các ý sau
Tại sao bánh xe dù được bơm căng nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp ?
Tại sao nước trong ao, hồ vẫn có không khí mặc dùkhông khí nhẹ hơn nước ?
Bài 2:(2đ) An thực hiện một công 36 kJ trong 10 phút. Bình hiện một công 42kJ trong 720 giây. Ai làm việc khoẻ hơn ?
Bài 3:(2đ) Một ô tô có lực kéo không đổi là 4000N. Ô tô chuyển động đều với vận tốc 36 km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo ô tô là bao nhiêu ?
Đề số 2
I – TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất ở các câu sau:
Câu 1: Trong thí nghiệm của Bơ-rao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng?
A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng; B. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách;
C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía;
D. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử.
Câu 2: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì:
A. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn; B. Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi;
C. Hiện tượng khuếch tán không thay đổi; D. Hiện tượng khuếch tán ngừng lại.
Câu 3: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém hơn nào dưới đây là đúng ?
A. Đồng, không khí, nước; C. Không khí, đồng, nước;
B. Đồng, nước, không khí; D. Không khí, nước, đồng.
Câu 4: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là:
A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu C. Bức xạ nhiệt D.Cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt
Câu 5: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào dưới đây?
A. Chỉ của chất khí B. Chỉ của chất rắn
C. Chỉ của chất lỏng D. Của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn
Câu 6: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đừng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:
A. Dẫn nhiệt; B. Đối lưu; C. Bức xạ nhiệt; D. Dẫn nhiệt và đối lưu
Câu 7: Đổ 150 cm3 nước vào 150 cm3 rượu, thể tích của hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị:
A. Nhỏ hơn 300 cm3 B. Bằng 300 cm3
C. Lớn hơn 300 cm3 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Câu nào dưới đây nói về nhiệt lượng là đúng?
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.
D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.
II – TỰ LUẬN ( 6đ)
Câu 1. (2đ): a)Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Vì sao? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Đó là những cách nào?
- Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực công hay truyền nhiệt?
Câu 2. (1,5đ): a) Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Hãy giải thích vì sao khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?
Câu 3.(1 đ): Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một cái áo dày?
Câu 4.(1,5đ): a) Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bộ 2 đề KSCL giữa HK2 môn Vật lý 8 năm 2019 trường THCS Phùng Hưng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.