Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 (Phần Tiếng Việt) có đáp án chi tiết

BỘ 2 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 6 (PHẦN TIẾNG VIỆT)

 

ĐỀ 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1, 2

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

1. Câu văn: “Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Nhân hóa

b. So sánh

c. Ẩn dụ

d. Hoán dụ

2. Đâu là chủ ngữ trong câu văn: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn”?

a. Thuyền chúng tôi

b. Chèo thoát qua kênh Bọ Mắt

c. Đổ ra con sông Cửa Lớn

d. Xuôi về Năm Căn

3. Câu: “Trâu ơi, ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” thuộc kiểu nhân hóa nào?

a. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

b. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

4. Câu nào trong số các câu sau đây không phải là câu trần thuật đơn?

a. Bóng tre trùm lên âu yếm bản, làng, xóm, thôn

b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính

c. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau

d. Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày.

5. Trong câu thơ: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, phần in đậm nằm ở vị trí nào trong cấu trúc so sánh

a. Vế A (Sự vật, sự việc được so sánh)

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B (Sự vật dùng để so sánh)

6. Câu: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” thuộc kiểu hoán dụ nào?

a. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

d. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau (3đ)

a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.

c. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô(...)

Câu 2. Kể lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng một phó từ, một hình ảnh so sánh và một câu trần thuật đơn. Gạch chân dưới phó từ, hình ảnh so sánh và câu trần thuật đơn đó. (4đ)

 

ĐỀ 2

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Phó từ là gì?

a. Là những từ chuyên đi kèm danh từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ

b. Là những từ chuyên đi kèm động từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ

c. Là những từ chuyên đi kèm tính từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ

d. Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó

Câu 2. Câu thơ “Những chị lúa phất phơ bím tóc/ Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Nhân hóa

b. So sánh

c. Ẩn dụ

d. Hoán dụ

Câu 3. Đâu là chủ ngữ của câu văn Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc?

a. Hai cái răng

b. Hai cái răng đen nhánh

c. Lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp

d. Như hai lưỡi liềm máy làm việc

Câu 4. Câu: “Cha lại dắt con trên cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

a. Ẩn dụ hình thức

b. Ẩn dụ cách thức

c. Ẩn dụ phẩm chất

d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 5. Từ “mồ hôi” trong câu: “Mồ hôi mà đổ xuống đồng/ lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” dùng để chỉ?

a. Chỉ thành quả lao động

b. Chỉ công sức lao động vất vả

c. Chỉ người lao động

d. Chỉ công việc lao động

Câu 6. Thành phần in đậm trong câu thơ: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, nằm ở vị trí nào trong cấu trúc so sánh?

a. Vế A (Sự vật, sự việc được so sánh)

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B (Sự vật dùng để so sánh)

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Viết một đoạn văn ngắn chỉ ra giá trị của biện pháp nghệ thuật đó. (4đ)

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Câu 2. Chỉ ra phép hoán dụ trong câu thơ sau và cho biết đó thuộc kiểu hoán dụ gì? (1đ)

“Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Câu 3. Phân tích thành phần chính của các câu dưới đây (2đ)

a. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con.

b. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy rồi sống lại.

.............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

ĐỀ 1

I. Trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
b a c d a d

 

II. Phần tự luận

Câu 1.

a. Chẳng bao lâu, tôi// đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (1đ)

             CN           VN

b. Rất đẹp // hình ảnh /lúc nắng chiều. (1đ)

     VN       CN      TN

c. Những người con gái Hoa Kiều //bán hàng xởi lởinhững người Chà Châu Giang// bán vải,

      CN1                 VN1                 CN2                VN2

những bà cụ già người Miên// bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô ()(1đ)

      CN3                       VN3

Câu 2.

  • HS viết được đoạn văn kể lại chính xác, đúng trình tự các sự việc xảy ra khi Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. (1.5đ)
  • Đoạn văn có sử dụng một phó từ, một hình ảnh so sánh và một câu trần thuật đơn (1.5đ)
  • Gạch chân dưới phó từ, hình ảnh so sánh và câu trần thuật đơn (1đ)

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm

 1

     2

         3

      4

   5

6

d

a

b

     d

      b

d

 

II. Tự luận

Câu 1.

  • HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu), đảm bảo đúng hình thức (đầu đoạn viết hoa, kết đoạn có dấu câu), đoạn văn logic, mạch lạc. (0.5đ)
  • HS nhận diện được cấu trúc so sánh trong đoạn thơ trên (1đ)

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”

  • Câu thơ nói lên sự tảo tần, không ngại vất vả, sẵn sàng hi sinh vì con của người mẹ. Cùng với biện pháp tu từ so sánh (chẳng bằng), tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa (ngôi sao thức) để làm nổi bật tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho con. (1đ)

“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

  • Hình ảnh so sánh độc đáo, nói lên tình cảm của con dành cho người mẹ yêu quý của mình và sự bất tử (suốt đời), chở che, xoa dịu con tới tận cùng của tình mẹ. (0.5đ)
  • Thông qua biện pháp tu từ so sánh đã làm nổi bật tình cảm mẹ con thiêng liêng, sâu nặng. tình cảm ấy hiện lên thật sinh động, giàu sức biểu cảm, liên tưởng, thu hút người đọc, người nghe. (1đ)

Câu 2.

“Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

  • Biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận (bàn tay ta) để chỉ toàn thể (con người)

Câu 3.

  • Từ trên cao nhìn xuống, Cuội // thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. (1đ)
  • Khoảng giập bã trầu, hổ con // tự nhiên cựa quậy rồi sống lại. (1đ)

                                                      CN                                 VN

 

     -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 (Phần Tiếng Việt) có đáp án chi tiết. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

 ----Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?