Bài tập ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Hồng Châu

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - TỰ LUẬN ÔN TẬP NGỮ VĂN 6

 TRƯỜNG THCS HỒNG CHÂU

PHẦN A:

I. Trắc nghiệm: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng

Câu 1. Khái niệm văn bản là gì?

A. Văn bản được tạo thành bởi nhiều câu có chung ý nghĩa, được sắp xếp thành nhiều đoạn.

B. Văn bản là chuỗi lời nói miệng, bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp thực hiện mục đích giao tiếp

C. Văn bản là những đoạn truyền tải thông điệp, ý tưởng của tác giả đối thoại với người đọc

D. Văn bản là những đoạn văn được tạo thành nhằm mục đích giao tiếp.

Câu 2. Có mấy loại phương thức biểu đạt chính

A. 3                       B. 4                              C. 5                             D. 6

Câu 3. Truyện Con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Thuyết minh          B. Tự sự               C. Hành chính - công vụ              D. Nghị luận

Câu 4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm, đúng hay sai?

A. Đúng                                         B. Sai

Câu 5. Theo em, lời phát biểu của thầy cô giáo trong buổi lễ khai giảng năm học mới có phải là một văn bản không?

A. Có                                             B. Không

Câu 6. Cho câu ca dao sau:

                              Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                       Người trong một  nước phải thương nhau cùng

Đây là một văn bản, đúng hay sai?

A. Đúng                                            B. Sai

Câu 7. Bức thư, bài nói chuyện chuyên đề có phải một văn bản không?

A. Có                                                B. Không

Câu 8. Để tường thuật trận đấu bóng đá cần sử dụng văn bản nào?

A. Tự sự                                           B. Miêu tả

C. Thuyết minh                                D. Biểu cảm

Câu 9. Bày tỏ niềm yêu mến, xúc động về tấm gương vượt khó trong cuộc sống, cần sử dụng văn bản gì?

A. Tự sự                                          B. Nghị luận

C. Biểu cảm                                     D. Hành chính – công vụ

Câu 10. Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp của sự vật, hiện tượng người ta sử dụng văn bản thuyết minh, đúng hay sai?

A. Đúng                                            B. Sai

 

II. Trắc nghiệm:  Từ mượn

 Câu 1. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?

A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

Câu 2. Từ mượn tiếng nước nào chiếm số lượng lớn nhất?

A. Nga                  B. Hán                       C. Nhật                                 D. Pháp

Câu 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

A. Tiếng Hán

B. Tiếng Pháp

C. Tiếng Anh

D. Tiếng Nga

Câu 4. Cho các từ: pê- đan, ten-nít, tuốc- nơ- vít, gác- đờ- xen là từ mượn tiếng nước nào?

A. Nhật                                           B. Pháp

C. Trung Quốc                                D. Anh

Câu 5. Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai

A. Đúng                                                            B. Sai

Câu 6. Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

A. Đúng                                                             B. Sai

Câu 7. Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?

A. Từ mượn tiếng Anh

B. Từ mượn tiếng Pháp

C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha

D. Từ mượn tiếng Ấn Độ

Câu 8. Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài

A. Không lạm dụng từ mượn

B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)

C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9. Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

      -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

PHẦN B : 

Bài 1: Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã có hành động gì xốc nổi để phải ân hận suốt đời? Mèn đã rút ra được bài học gì cho bản thân?

Bài 2: Viết một đoạn văn tả người anh trai thân yêu của em.

Bài 3: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ của em trong khi em ốm.

Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Bài tập ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Hồng Châu. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tốt.

  ----Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?