TRƯỜNG TH&THCS HỒNG PHƯƠNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 6
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
“Cái chàng [ ...] , người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.”
Đoạn văn trên nói về nhân vật nào trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
A. Dế Mèn | B. Bọ Ngựa | C. Xén Tóc | D. Dế Choắt |
Câu 2. Dế Mèn đã có thái độ như thế nào trước cái chết của Dế Choắt?
A. Ân hận vì mình đã nghịch dại dột
B. Suy nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình
C. Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên
D. Buồn bã và rút ra bài học đường đời đầu tiên
Câu 3. “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc”. Câu văn trên có mấy phó từ?
A. Một; | B. Hai; | C. Ba; | D. Bốn |
Câu 4. Trong văn miêu tả, năng lực nào của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất?
A. Năng lực liên tưởng, tưởng tượng
B. Năng lực quan sát
C. Năng lực hình dung, tưởng tượng
D. Năng lực đánh giá, nhận xét
Câu 5. Nhận xét nào đúng nhất với văn bản “Sông nước Cà Mau”?
A. Kể chuyện về cuộc sống của gia đình chú bé An ở vùng cực Nam Nam Bộ
B. Thể hiện cảm xúc của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực nam Nam Bộ
C. Miêu tả vẻ đẹp hoang dã hùng vĩ, độc đáo của cảnh quan vùng cực nam Nam Bộ
D. Bàn luận của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực Nam Tổ quốc
Câu 6. “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên”. Câu văn trên sử dụng mấy phép so sánh?
A. Hai; |
|
| D. Năm |
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh?
A. Truyện bày tỏ tình cảm của người anh trước tài năng hội hoạ của cô em gái
B. Truyện thể hiện quá trình nhận ra thiếu sót của người anh trai nhờ tình cảm nhân hậu của cô em gái
C. Truỵên miêu tả tính nết của người anh và tài năng hội hoạ của cô em gái
D. Truyện bàn luận về những thiếu sót của người anh đối với cô em gái có tài năng hội hoạ
Câu 8. “Trường Sơn: chí lớn ông cha/Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”. Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào?
A. So sánh người với người; | B. So sánh vật với vật; |
C. So sánh vật với người; | D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng |
Câu 9. Văn bản “Vượt thác” được trích từ chương nào của truyện “Quê nội” của Võ Quảng?
A. Chương 8; |
|
| D. Chương 11. |
Câu 10. Nhân vật chính trong đoạn trích “Vượt thác” (Võ Quảng) là nhân vật nào?
A. Dượng Hương Thư; | B. Cục; | C. Cục và Cù Lao; | D. Dương Hương thư và Cù lao |
Câu 11. Qua văn bản “Vượt thác”, nhà văn Võ Quảng muốn làm nổi bật điều gì?
A. Cảnh vượt thác vô cùng nguy hiểm của dượng Hương Thư và những người ở trên thuyền
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên hai bên sông Thu Bồn vô cùng thơ mộng
C. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên
D. Cảnh dòng sông Thu Bồn theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau
Câu 12. “Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông những chòm cổ thụ dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”. Cảnh trong đoạn văn trên được miêu tả theo trình tự nào?
A. Theo hành trình của con thuyền; | B. Từ thấp đến cao; |
C. Từ trên xuống dưới; | D. Từ xa đến gần |
Câu 13. “.. .Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù”? (Buổi học cuối cùng). Câu văn trên được hiểu là:
A. Tiếng nói là văn hoá của dân tộc, nếu mất tiếng nói đồng nghĩa với việc đánh mất dân tộc
B. Tiếng nói là phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập dân tộc
C. Tiếng nói là tài sản quí báu của dân tộc
D. Tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc m à còn l à phương tiện để đấu tranh giành độc lập dân tộc
Câu 14. Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hoá?
A. Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá; | B. Hồn tôi là một vườn hoa lá. Rất đậm hương và rộn tiếng chim; |
C. Hôm nay xuân ốm dậy Buồn như đông,nhợt nhạt mưa phùn; | D. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. |
Câu 15. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ gắn với sự kiện lịch sử nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947; |
|
C. Chiến dịch Biên Giới năm 1950; | D. Chiến dịch Thu Đông năm 1951. |
Câu 16. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) kể lại chuyện gì?
A. Kể chuyện anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác không ngủ
B. Kể chuyện đoàn dân công phải dải lá cây làm chiếu giữa trời mưa lâm thâm
C. Kể chuyện tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu
-----Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Câu hỏi ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường TH&THCS Hồng Phương. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 6 - Phần văn bản
- Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Phước Nguyên
----Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn----