TRƯỜNG THCS THÁI TÂN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm.)
Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Động vật nguyên sinh nào sống kí sinh?
A. Trùng roi
B. Trùng giày.
C. Trùng biến hình.
D. Trùng sốt rét.
Câu 2. Loài giun dẹp nào sau đây sống tự do?
A. Sán lông.
B. Sán lá gan.
C. Sán dây.
D. Sán bã trầu.
Câu 3. Chiều dài của sán dây là bao nhiêu?
A. 1-2 mét
B. 5 - 6 mét
C. 8 - 9 mét
D. 11 - 12 mét
Câu 4. Vì sao giun đũa kí sinh trong ruột non nhưng không bị tiêu hóa?
A. Có áo giáp.
B. Có vỏ cuticun.
C. Có lông tơ.
D. Có giác bám.
Câu 5. Nơi sống của giun đỏ là ở đâu?
A. Cống rãnh.
B. Hồ nước lặng.
C. Nơi nước sạch.
D. Trong đất.
Câu 6. Động vật nguyên sinh có cấu tạo bao nhiêu tế bào?
A. 1 Tế bào
B. 2 Tế bào
C. 3 Tế bào
D. 4 Tế bào
Câu 7. Trùng giày di chuyển được là nhờ bộ phận nào?
A. Có roi.
B. Lông bơi phủ khắp cơ thể.
C. Có vây bơi.
D. Cơ dọc phát triển
Câu 8. Môi trường sống của trùng roi xanh là gì?
A. Biển
B. Giun đũa, giun dẹp, giun chỉ.
C. Sán lá gan, sán dây, giun rễ lúa.
C. Giun móc câu, sán bã trầu, giun kim.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Biển nước ta có giàu san hô không? Nêu tác hại của san hô?
Câu 2. Vì sao khi trời mưa giun đất thường chui lên mặt đất?
Câu 3. Kể tên các đại diện sống kí sinh thuộc ngành động nguyên sinh. Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh sống kí sinh?
Câu 4. Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ? Muốn phòng trừ giun tròn kí sinh ta phải làm gì?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đúng | D | A | C | B | A | A | C | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
- San hô chủ yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.
- Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô... Đây là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.
- Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.
Câu 2.
- Giun đất hô hấp qua da.
- Khi trời mưa đất ngập nước -> giun không hô hấp được -> chui lên mặt đất.
Câu 3.
- Kể tên: Trùng kiết lị, trùng sốt rét…
- Đặc điểm chung.
+ Cấu tạo 1 tế bào.
+ Cơ quan di chuyển tiêu giảm.
+ Giác bám phát triển.
+ Sinh sản vô tính.
Câu 4.
- Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa…
- Tác hại của giun tròn: Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.
- Biện pháp phòng trừ giun tròn kí sinh.
+ Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn.
+ Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng…
+ Thực hiện ăn chín, uống sôi, sổ giun định kì.
ĐỀ SỐ 2.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Sự trao đổi khí của trùng roi với môi trường qua bộ phận nào?
A. Màng cơ thể.
B. Nhân.
C. Điểm mắt.
D. Hạt dự trữ.
Câu 2: Sự trao đổi khí ở thủy tức diễn ra qua bộ phận nào?
A. Lỗ miệng.
B. Thành cơ thể.
C. Các tua miệng.
D. Cơ quan hô hấp riêng.
Câu 3: Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người?
A. Thủy tức.
B. San hô.
C. Sứa.
D. Hải quỳ.
Câu 4: Trong các đại diện sau nhóm động vật nào không thuộc ngành ruột khoang?
A. Sứa, sán lá gan.
B. Sứa, trùng roi.
C. Thủy tức, hải quỳ.
D. San hô, trùng giày.
Câu 5: Vì sao sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp?
A. Chúng có lối sống kí sinh.
B. Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.
C. Chúng đều là sán.
D. Chúng có lối sống tự do.
Câu 6: Cho các bước khi tiến hành mổ giun đất như sau :
1. Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường chính giữa lưng về phía đuôi.
2. Đổ ngập nước cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
3. Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng hai ghim.
4. Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
Cách sắp xếp các bước mổ giun đất nào dưới đây là hợp lí?
A. 4, 3, 2, 1.
B. 2, 3, 1, 4.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 3, 1, 2, 4.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Thái Tân có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: