TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm.)
Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trùng roi sinh sản bằng cách nào?
A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.
B. phân đôi theo chiều doc cơ thể.
C. phân đôi theo chiều bất kì cơ thể.
C. Cách sinh sản tiếp hợp.
Câu 2. Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là gì?
A. Trùng giày.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng roi.
D. Tập đoàn vôn vốc.
Câu 3. Thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức nào?
A. Nẩy chồi và tái sinh.
B. Chỉ nẩy chồi.
C. Chỉ có tái sinh.
D. Phân đôi.
Câu 4. Chức năng của tế bào gai ở thủy tức gì?
A. Hấp thu chất dinh dưỡng.
B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.
C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.
D. Giúp cơ thể di chuyển.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh?
A. Các nội quan tiêu biến.
B. Kích thước cơ thể to lớn.
C. Mắt lông bơi phát triển.
D. Giác bám phát triển.
Câu 6. Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do đâu?
A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.
B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.
C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.
D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.
Câu 7. Nơi sống chủ yếu của giun kim là ở đâu?
A. Ruột non của thú.
B. Ruột già của người.
C. Ruột cây lúa.
D. Máu của động vật.
Câu 8. Những nhóm giun được xếp cùng ngành với nhau?
A. Giun đũa, giun kim, giun móc câu.
B. Giun đũa, giun dẹp, giun chỉ.
C. Sán lá gan, sán dây, giun rễ lúa.
C. Giun móc câu, sán bã trầu, giun kim.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì? Tại sao miền núi thường mắc bệnh sốt rét cao, đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì?
Câu 2. Trình bày vòng đời của sán lá gan, đề phòng bệnh giun sán ta phải làm gi?
Câu 3. Lối sống cộng sinh giữa hải quỳ và tôm có ý nghĩa gì?
Câu 4. Giun đất đào hang di chuyển trong đất giúp gì cho trồng trọt của nhà nông? Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đúng | B | B | A | C | D | C | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
- Trùng sốt rét kí sinh trong tuyến nuớc bọt của muỗi Anôphen khi muỗi đốt người hút máu trùng theo vào máu kí sinh và sinh sản gây bệnh sốt rét.
- Miền rừng núi khí hậu ẩm mưa nhiều, muỗi có điều kiện phát triển nhiều nên thường gây bệnh sốt rét.
- Để phòng tránh bệnh sốt rét ta cần tiêu diệt muỗi, lăng quăng bằng cách khai thông cống rãnh, phát quang, thả cá ăn lăng quăng,thoa xịt thuốc diệt muỗi,ngũ mùng kể cả ban ngày.
Câu 2.
- Sán lá gan kí sinh ở gan trâu, bò, trứng theo phân ra ngoài gặp nước nở thành ấu trùng có lông, ấu trùng chui vào ốc ruộng kí sinh sau một thời gian ra khỏi ốc ruộng thành ấu trùng có đuôi, ấu trùng vướn ở rau cỏ rụng đuôi thành kén trâu bò ăn cỏ có kén sán sẽ mắc bệnh sán lá gan.
- Đề phòng cần giử vệ sinh cá nhân ăn chín uống sôi, không ăn thịt tái, ăn rau sống phải rữa thật sạch phân chuồng trước khi đem bón phải ủ cho chết trứng giun sán giữ vệ sinh ăn uống cho vật nuôi.
Câu 3.
- Hải quỳ có lối sống cố định không di chuyển được, có tế bào gai chứa nọc độc làm các loài săn mồi không dám đến gần.
- Tôm có lối sống bơi lội tự do nhưng thường bị các loài khác ăn thịt như cá, mực,bach tuộc.
- Tôm và hải quỳ sống cộng sinh cả hai cùng có lợi tôm giúp hải quỳ di chuyển. Hải quỳ giúp tôm xua đuổi kẻ thù.
Câu 4.
- Giun đất đào hang di chuyển trong đất làm xáo trộn bề mặt của đất làm đất tơi xốp giúp rễ cây hô hấp.
- Giun đất ăn các mãnh vụn hữu cơ và đất thải ra thành chất mùn rất tốt cho cây trồng vì vậy ta có thể nói giun đất là bạn của nhà nông.
ĐỀ SỐ 2.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Động vật nguyên sinh có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng là:
A. Trùng roi xanh.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng giày.
D. Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Câu 2: Hình thức di chuyển của thủy tức là:
A. Lộn đầu.
B. Bò trên cây.
C. Kiểu sâu đo.
D. Chỉ có a và c đúng.
Câu 3: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh là:
A. Mắt phát triển.
B. Giác bám phát triển.
C. Lông bơi phát triển.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 4: Ở giun đốt, xuất hiện hệ cơ quan mới so với các ngành trước nó là:
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ thần kinh.
C. Hệ tuần hoàn.
D. Hệ hô hấp.
Câu 5: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất?
A. Giáp xác.
B. Hình nhện.
C. Sâu bọ.
D. Lớp nhiều chân.
Câu 6: Tại sao châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó?
A. Châu chấu đậu vào hoa màu làm dập nát, thui chột, làm dập nát các phần non của cây.
B. Châu chấu phàm ăn, cắn phá cây dữ dội.
C. Châu chấu mang theo bệnh gây hại hoa màu.
D. Cả 3 đáp án trên.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp.
Câu 2:
a. Nêu đặc điểm phân biệt giữa lớp cá sụn và lớp cá xương. Cho ví dụ.
b. Để bảo vệ nguồn lợi của cá ta cần phải làm gì?
Câu 3: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Đống Đa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: