Bài toán dân số

Qua bài học Bài toán dân số giúp các em thấy được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra là cần hạn chế tăng dân số, đó là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. Ngoài ra thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung của bài viết.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác phẩm

  • Văn bản trích bài Báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28, 1995.

b. Bố cục

Bài văn được chia làm 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến "sáng mắt ra”: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.
  • Phần 2: Tiếp theo đến "sang ô thứ 31 của bàn cờ": Tập trung làm sáng tỏ vấn đề Tốc độ gia tăng dân số thế giới hết sức nhanh chóng.
  • Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của loài người.

c. Thể loại

  • Văn bản nhật dụng.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình

  • Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, một châu lục hay toàn cầu.
  • Kế hoạch hóa gia đình: Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con.

⇒ Dân số và kế hoạch hóa gia đình là vấn đề đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới.

  • Vào thời cổ đại không tin, nhưng đến hiện tại thì "sáng mắt ra".

⇒ Các đặt vấn đề lập luận tương phản, bất ngờ, lôi cuốn sự chú ý của người đọc.

b. Làm rõ vấn đề dân số  và kế hoạch hóa gia đình

  • Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ "Đó là câu chuyện...kinh khủng biết nhường nào!"
    • Bàn cờ 64 ô → hạt thóc sẽ tăng theo cấp số nhân → tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt Trái đất.

⇒ Sự bùng nổ gia tăng dân số nhanh chóng

  • Vấn đề dân số được tính toán từ một chuyện trong Kinh Thánh "Bây giờ...không quá 5%".
    • Lúc đầu chỉ có hai người (A Đan và E Va). Tới năm 1995 dân số trái đất là 5,63 tỉ so với bài toán cổ con số này xấp xỉ ở ô thứ 33 của bàn cờ.
    • Năm 2015 trái đất là 7 tỉ nó xấp xỉ ô thứ 34 của bàn cờ.

⇒ Đưa ra con số cụ thể, so sánh làm nổi bật vấn đề trọng tâm và thuyết phục.

  • Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người "Trong thực tế...ô thứ 31 của bàn cờ".
  • Tỉ lệ sinh con ở phụ nữ là rất cao. "Theo thống kê...phụ nữ Việt Nam là 3,7".

⇒ Rơi vào những nước kém phát triển và chậm phát triển, thuộc nhóm châu Á và châu Phi. Nguy cơ tiềm ẩn tăng dân số.

c. Kết thúc vấn đề

  • Nếu con người sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì đến một  lúc sẽ không còn đất sống.
  • Muốn còn đất sống, phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu.
  • Tác giả đã kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của loài người.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.
    • Nghệ thuật

      • Phương pháp thuyết minh, sử dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, số liệu, phân tích.
      • Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích vấn đề gia tăng dân số.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu về vấn đề gia tăng dân số.
  • Đó là sự tăng lên quá nhanh về số dân trong một đất nước nói riêng và trên thế giới nói chung.
  • Và ngày nay, nó là một thực trạng đáng báo động và cần được giải quyết.

2. Thân bài

  • Biểu hiện của vấn đề gia tăng dân số: sự tăng nhanh về dân số, mỗi năm có rất nhiều trẻ em được sinh ra. Chủ yếu là xảy ra ở những gia đình nghèo, những quốc gia đang phát triển. Mà Việt Nam đang ở trong tình trạng đó.
  • Tác hại của vấn đề gia tăng dân số:
    • Đời sống người dân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đông con, sẽ không có đủ điều kiện để có thể chăm sóc con cái cho tốt hơn. 
    • Những đứa trẻ được sinh ra không được hưởng những điều tốt đẹp hơn.
    • Gia tăng dân số, vấn đề việc làm, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của 1 quốc gia.
  • Nguyên nhân:
    • Những hủ tục lạc hậu, quan niệm phong kiến lỗi thời, tín ngưỡng nặng nề vẫn còn tồn tại trong tư tưởng mỗi người dân.
    • Tư tưởng "sinh nhiều con để sau này còn có cái mà sướng" và đặc biệt là hệ lụy của "trọng nam khinh nữ".
    • Chưa có sự can thiệp 1 cách mạnh mẽ, nghiêm khắc từ chính quyền địa phương.
  • Dẫn chứng cụ thể của thực trạng gia tăng dân số ở nước ta, và một số nước khác trên thế giới.
  • So sánh với những gia đình, những quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh và có khả năng không tăng về điều kiện gia đình, cuộc sống của họ.
  • Biện pháp: 
    • Thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đúng đắn kế hoạch hóa gia đình.
    • Tự mỗi người chồng người vợ có ý thức hơn, tiến bộ hơn trong việc sinh con.
    • Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn.

3. Kết bài

  • Chốt lại vấn đề, định hướng tương lai về một dân tộc VN nói riêng và thế giới nói chung sẽ không còn phải lo âu nhiều về vấn đề gia tăng dân số nữa. Đời sống của người dân sẽ tốt hơn.

3. Soạn bài Bài toán dân số

Bài toán dân số là văn bản nói về vấn đề gia tăng dân số một cách quá nhanh. Tác giả bài viết đã bày tỏ sự lo lắng, quan ngại về thực trạng báo động này. Để nắm được nội dung kiến thức cần đạt cũng như trả lời được hệ thống những câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo bài soạn Bài toán dân số.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bài toán dân số

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của “Bài toán dân số” đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng viết bài phân tích văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?