Bài tập về nhiệt năng và sự truyền nhiệt trong các môi trường môn Vật lý 8

BÀI TẬP VỀ NHIỆT NĂNG VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT MÔN VẬT LÝ 8

Câu 1: Trong chất lỏng và chất khí thì quá trình truyền nhiệt đối lưu xảy ra rất tốt. Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

Câu 2: Hằng ngày Trái Đất nhận rất nhiều nhiệt năng truyền đến từ Mặt Trời. Nhiệt Năng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

Câu 3: Những người uống trà, cà phê nóng thường bỏ một cái thìa kim loại (tốt nhất là bằng bạc) vào cốc trước khi rót nước sôi vào đó. Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt giải thích tại sao h ọ làm như vậy?

Câu 4: Tại sao các bể chứa xăng của các xe chở xăng dầu thường được sơn phủ một lớp nhũ màu trắng bạc?

Câu 5: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp để 1kg nước tăng thêm 1°C là bao nhiêu?

Câu 6: Người ta dùng bếp để đun nước. Biết ấm dùng để đun nước được làm thì nhôm và có khối lượng 0,4kg. Bên trong ấm có chứa 3 lít nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để ấm tăng thêm 1°C

Câu 7: Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nước trong ấm sôi?

Câu 8: Một nồi đồng có khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nồi nước tăng nhiệt độ từ 35°C đến 100°C là:

Câu 9: Một quả cầu nhôm có khối lượng 0,15kg có nhiệt độ 35°C được đun nóng tới 135°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết cho quá trình này là:

Câu 10 : Dùng một bếp dầu để đun một ấm nước bằng nhôm khối lượng 500g chứa 5 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm nước đến sôi là:

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1

- Do đó quá trình truyền nhiệt đối lưu xảy ra với chất lỏng, chất khí rất tốt nhưng không xảy ra với chất rắn.Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

Do đó quá trình truyền nhiệt đối lưu xảy ra với chất lỏng, chất khí rất tốt nhưng không xảy ra với chất rắn.

Câu 2

   Bức xạ nhiệt. Nhiệt năng từ mặt trời truyền xuống Trái Đất phải đi qua một vùng chân không, ở đây không thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu được. Và Mặt Trời ở rất xa Trái đất nên cũng không truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt được.

Câu 3

 Vì kim loại dẫn nhiệt rất tốt nên nhiệt độ của thìa gần như bằng nhiệt độ của chất lỏng (trà, cà phê) trong cốc. Do đó khi chạm tay vào thìa ta có thể ước chừng được nhiệt độ của chất lỏng có trong cốc.

Từ đó ta có thể xác định được việc đã nên uống trà, cà phê chưa, hay là nó còn quá nóng, uống vào có thể gây bỏng.

Câu 4

- Vì các màu sáng (trắng bạc) hấp thụ nhiệt do bức xạ rất ít. Các xe này lưu thông trên đường nên có rất nhiều ánh sáng mặt trời (tia bức xạ nhiệt) chiếu vào nó. Nếu được sơn màu tối thì nó hấp thụ nhiệt nhiều dẫn đến bình xăng có nhiệt độ cao và dễ gây cháy nổ.

Do vậy các bình xăng phải được sơn màu sáng để hạn chế việc hấp thụ nhiệt.

Câu 5   

Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần phải cung cấp cho một đơn vị đo lường chất đó để nhiệt độ của nó tăng lên một độ. Vậy nhiệt lượng cần cung cấp để 1kg nước tăng thêm 1°C là 4200J

Câu 6

- Nhiệt lượng cần thiết để 3 lít nước tăng thêm 1°C là :

   Q1 = m1.c1.Δt = 3.4200.1= 12600(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để ấm tăng thêm 1°C là :

   Q2 = m2.c2.Δt = 0,4.880.1= 352(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm tăng thêm 1°C là :

   Q = Q1+ Q2 = 12600 + 352 = 12952 (J)

Đáp số: 12952 J

Câu 7

- Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước từ 20°C đến 100°C là :

   Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 -20) = 672000(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng ấm từ 20°C đến 100°C là :

   Q2 = m2.c2.Δt = 0,5.880.(100 – 20) = 35200(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là :

   Q = Q1+ Q2 = 672000 + 35200 = 707 200 (J)

Đáp số: 707 200J

Câu 8

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nồi đồng để nó tăng nhiệt độ từ 35°C đến100°C.

   Q1 = m1c1(t2 – t1) = 0,3.380.( 100 – 35) = 7410 (J)

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nồi đồng để nó tăng nhiệt độ từ 35°C đến100°C.

   Q1 = m2.c2( t2 – t1) = 1.4200.( 100 – 35) = 273000 (J)

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước:

   Q = Q1 + Q2 = 7410 + 273000 = 280410 (J)

Câu 9

- Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi hạ nhiệt từ 135°C xuống 35°C.

   Q = m1c1( t1 – t2) = 0,15.880.(135 - 35) = 13200 (J)

Câu 10

- Nước sôi ở nhiệt độ 100°C

- Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm nước sôi là:

Q = Q1+ Q2

= m1.c1.( t2 – t1) + m2.c2.(t2 – t1) = ( t2 –t1).( m1.c1 + m2.c1)

= (100 – 20) ( 0,5.880 + 5.4200) = 1725200 (J) = 1725,2 (kj)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Bài tập về nhiệt năng và sự truyền nhiệt trong các môi trường môn Vật lý 8 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?