BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10
VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA NGOẠI LỰC
Dạng 1. Ngoại Lực Tác Dụng Lên Vật Theo Phương Ngang.
Câu 1. Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng lượng của vật và g =10m/s2.Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật
A. v0 =7,589 m/s. B. v0 =75,89 m/s.
C. v0 =0,7589 m/s. D. 5,3666m/s.
Câu 2. Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang.Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng
A. 7m. B. 14cm.
C. 14m. D. 7cm.
Câu 3. Một xe lăn, khi được kéo bằng lực F = 2N nằm ngang thì xe chuyển động đều. Khi chất lên xe một kiện hàng có khối lượng \(\Delta m\) = 2kg thì phải tác dụng lực F’ = 3F nằm ngang thì xe lăn mới chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa xe lăn và mặt đường
A. 0,4. B. 0,2.
C. 0,1. D. 0,3.
Câu 4. Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng
A. F = 45 N. B. F = 450N.
C. F > 450N. D. F = 900N.
Câu 5. Hercules và Ajax đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200kg theo phương nằm ngang. Hercules đẩy với lực 500N và Ajax đẩy với lực 300N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu?
A. 1,0m/s2 B. 0,5m/s2.
C. 0,87m/s2. D. 0,75m/s2.
Câu 6. Một vận động viên hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi bóng đi được một đoạn đường bằng
- 39 m. B. 51 m.
C. 45 m. D. 57 m.
Câu 7. Một vật chuyển động chậm dần đều, trượt được quãng đường 96m thì dừng lại. Trong quá trình chuyển động lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng tiếp xúc bằng 0,12 trọng lượng của vật. Lấy g =10m/s2.Thời gian chuyển động của vật nhận giá trị nào sau đây?
A. t = 16,25s. B. t = 15,26s.
C. t = 21,65s. D. t = 12,65s.
Câu 8. (KT 1 tiết chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang như hình bên.
Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μt = 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo Fk = 1 N có phương nằm ngang. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Sau 2 giây kể từ lúc tác dụng lực kéo Fk vật đi được quãng đường là
A. 400 cm. B. 100 cm.
C. 500 cm. D. 50 cm.
Câu 9. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vận động viên môn hockey (khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là bao nhiêu biết quả bóng dừng lại sau khi đi được quãng đường 51m. Cho g= 9,8m/s2.
A. 0,03. B. 0,01
C. 0,10. D. 0,20.
Câu 10. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một xe trượt khối lượng m =80 kg,trượt từ trên đỉnh núi xuống. Sau khi đã thu được vận tốc 10 m/s nó tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang. Biết rằng xe đó dừng lại sau khi đã đi được 40m. Hệ số ma sát tác trượt trên đoạn đường nằm ngang nếu
A. 0,050. B. 0,125.
C. 0,063. D. 0,030.
Câu 11. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vật có khối lượng 1 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực nằm ngang làm cho nó chuyển động được quãng đường 160 cm trong 4 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà \(\mu = 0,2;\) lấy g = 10m/s2. Lực kéo có độ lớn là
A. 2,2 N. B. 1,2 N.
C. 2 N. D. 0,8 N.
Câu 12. Một vật có khối lượng 2kg đang đứng yên trên mặt ngang thì được kéo bởi một lực \(\overrightarrow F \) . Lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn bằng 9N có phương nằm ngang. Sau 10s ngừng tác dụng lực \(\overrightarrow F \) . Biết lực cản tác dụng vào vật luôn bằng 5N. Quãng đường đi được từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi dừng hẳn bằng
A.100m. B. 180m.
C. 120m. D. 150m.
Dạng 2.Ngoại Lực Tác Dụng Lên Vật Theo Một Phương Bất Kì.
Câu 13. Một cái hòm có khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α =200 như hình vẽ. Hòm chuyển động thẳng đều trên sàn nhà.
Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà µt = 0,3. Lấy g = 9,8m/s2 . Độ lớn của lực F bằng
A. 56,4 N. B. 46,5 N.
C. 42,6 N. D. 52,3 N.
Câu 14. Một vật trượt trên mặt phẳng nằm nghiêng dài 5 m và cao 3m. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2.
Gia tốc của vật bằng
A. 3,4 m/s2. B. 4,4 m/s2.
C. 5 m/s2. D. 3,9 m/s2.
Câu 15. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vật ở chân mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng \(\alpha = {30^0}\) . Truyền cho vật một vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s hướng lên mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Lấy g = 9,8m/s2 .Quãng đường mà vật đi được sau 2 s là
A. 7,18 m. B. 5,20m.
C. 6,67 m. D. 26,67 m.
Câu 16. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vật có khối lượng m = 500 g trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu v0, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ=0,3, góc nghiêng \(\alpha = {30^0}\) (lấy g = 10m/s2), sau 1,5 (s) vật trượt đến chân mặt phẳng nghiêng với vận tốc là v = 12m/s. Vận tốc v0 và quãng đường mà vật đi được có giá trị lần lượt là
A. v0 = 9,06 m/s và s = 6,2 m. B. v0 = 8,4 m/s và s = 15,3m.
C. v0 = 10,34 m/s và s = 7,65m. D. v0 = 4,5 m/s và s = 12,4 m.
Câu 17. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vật có khối lượng m trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu v0, trượt đến chân mặt phẳng nghiêng với vận tốc là v = 12m/s, sau đó vật tiếp tục trượt trên mặt sàn nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là μ=0,5. Quãng đường vật đi được trên mặt sàn ngang là
A. 14,4 m. B. 17,2 m. C. 3,6 m.7,2 m.
Câu 18. (HK1 chuyên QH Huế 2018-2019). Từ một phẳng nghiêng cố định, nghiêng góc 350 so với mặt phẳng nghiêng, một vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian vật trượt xuống khi có ma sát gấp hai lần thời gian mà nó trượt xuống mặt phẳng nghiêng đó khi bỏ qua ma sát. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nghiêng là
A.0,525. B. 0,232.
C. 0,363. D. 0,484.
Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập trắc nghiệm Vật lý 10 theo chủ đề Vật chịu tác dụng của ngoại lực năm 2019. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
-
Bài tập Xác định vận tốc trung bình. Xác định các giá trị trong chuyển động thẳng đều
-
Phương trình chuyển động và Đồ thị toạ độ - thời gian của Chuyển động thẳng đều
Chúc các em học tập tốt !