Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương Mở đầu Sinh học 10 có lời giải chi tiết

BÀI TẬP CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Câu 1. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể                    B. Quần xã                       C. Cơ thể                         D. Hệ sinh thái

Câu 2. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là:

A. Sinh quyển                B. Hệ sinh thái                 C. Loài                             D. Hệ cơ quan

Câu 3. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan                B. Mô                                C. Cơ thể                         D. Cơ quan

Câu 4. Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên?

A. Quần thể                    B. Quần xã                       C. Loài                             D. Sinh quyển

Câu 5. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:

1. Tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào.

2. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.

3. Cơ sở sinh sản là sự phân bào.

Phương án đúng là:

A. 1                                  B. 1, 2                               C. 1, 2, 3                          D. 1, 3

Câu 6. Nhờ quá trình điều hòa của cơ quan nào mà cơ thể động vật là một thể thống nhất?

A. Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.                               B. Hệ tiêu hóa và hệ nội tiết.

C. Hệ thần kinh và thể dịch.                                   D. Nhờ tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.

Câu 7. Các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định, tạo nên cấp độ sống nào sau đây?

  1. Hệ sinh thái     B. Quần thể sinh vật      C. Quần xã sinh vật     D. Sinh quyển

Câu 8. Một cấp độ tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?

1. Là hệ thống mở.

2. Tương tác với môi trường sống.

3. Cấu trúc phù hợp với chức năng sống.

4. Tự điều chỉnh.

5. Không thay đổi.

6. Hoạt động độc lập với chung quanh.

          Phương án đúng là:

A. 4, 5, 6                          B. 1, 2, 5                           C. 5, 6                              D. 1, 2, 3, 4

Câu 9. Hệ thống mở là:

A. Trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

B. Cần được môi trường cung cấp năng lượng.

C. Phải bài tiết từ cơ thể ra môi trường những chất không cần thiết.

D. Lấy vật chất từ môi trường đồng hóa các hợp chất đặc trưng cho cơ thể.

Câu 10. Hệ cơ quan của cơ thể đa bào là:

A. Nhiều cơ quan giống nhau cùng đảm nhận một chức năng.

B. Nhiều cơ quan khác nhau có chức năng khác nhau.

C. Nhiều cơ quan giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau.

D. Nhiều cơ quan khác nhau, hoạt động phối hợp cùng thực hiện một chức năng.

Câu 11. Vào thế kỉ XVIII, Cac Linne đã chia sinh vật thành 2 giới nào?

A. Sinh vật bậc thấp và sinh vật bậc cao.             B. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

C. Thực vật và động vật.                                         D. Tiến hóa thấp và tiến hóa cao.

Câu 12. Vào thế kỉ XIX, động vật nguyên sinh được xếp vào giới:

A. Vi sinh vật                 B. Khởi sinh                     C. Thực vật                     D. Động vật

Câu 13. Vi khuẩn được xếp vào giới nào?

A. Khởi sinh                   B. Động vật                      C. Nguyên sinh              D. Nấm

Câu 14. Giới khởi sinh không có đặc điểm nào?

A. Cơ thể đơn bào                                                    B. Sống theo phương thức tự dưỡng.

C. Cơ thể chứa tế bào nhân thực.                           D. Sống theo phương thức dị dưỡng.

Câu 15. Giới nguyên sinh có những đặc điểm nào?

1. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.

2. Tế bào nhân sơ hoặc tế bào nhân thực.

3. Sống theo phương thức dị dưỡng.

4. Sống theo phương thức tự dưỡng.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4       B. 1, 4       C. 1, 2, 3, 4      D. 1, 3

Câu 16. Giới nấm không có đặc điểm nào?

1. Cơ thể đa bào phức tạp.

2. Tế bào nhân sơ.

3. Tế bào nhân thực.

4. Sống theo phương thức tự dưỡng.

5. Sống theo phương thức dị dưỡng.

Phương án đúng là:

A. 2                                  B. 3, 4                               C. 2, 4                              D. 1, 3, 5

Câu 17. Giới thực vật có những đặc điểm nào sau đây?

1. Sống theo phương thức dị dưỡng.

2. Cơ thể đa bào phức tạp.

3. Tế bào nhân thực hoặc tế bào nhân sơ.

4. Sống cố định theo phương thức tự dưỡng.

5.  Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.

Phương án đúng là:

    A. 1, 2, 3, 4, 5       B. 2, 3, 4, 5      C. 2, 3, 4     D. 2, 4

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giới động vật?

1. Tế bào nhân sơ.

2. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.

3. Sống chuyển động và theo phương thức dị dưỡng.

4. Cơ thể đa bào phức tạp.

Phương án đúng là:

A. 1                                  B. 1, 2, 3                           C. 1, 2, 3, 4                      D. 1, 2

Câu 19. Tế bào nhân sơ có các đặc điểm:

1. Cấu trúc dưới mức tế bào.

2. Đã có màng nhân nhưng vật chất di truyền ở mức độ sơ khai.

3. Vật chất di truyền chưa được màng nhân bao bọc.

4. Xuất hiện trước sinh vật nhân thực.

5. Tiến hóa hơn so với tế bào nhân thực.

Phương án đúng:

 

 

 

A. 1, 3, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 3

D. 1, 2, 3,

Câu 20. Làm giấm, sữa chua, bia, rượu, tương bần,… là ứng dụng của con người dựa vào hoạt động chuyển hóa của các sinh vật thuộc giới nào thực hiện?

A.  giới động vật             B. giới Khởi sinh             C. giới Nguyên sinh       D. giới Nấm

Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không thuộc nhóm động vật nguyên sinh?

A. Không có thành xenlulozo.

B. Không có lục lạp.

C. Cơ thể đa bào.

D. Sống dị dưỡng, cơ thể vận động bằng lông hoặc roi

{-- Từ câu 22 - 45 và đáp án vui lòng Xem tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập tổng hợp ôn tập Chương Mở đầu có đáp án chi tiết để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?