BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG THÀNH PHẦN HÓA HỌC TẾ BÀO
Câu 1. Nhờ đặc điểm nào, cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử?
A. Vì cacbon có khối lượng nguyên tử là 12 đvC.
B. Vì chất hữu cơ nào cũng chứa nguyên tử cacbon.
C. Vì điện tử tự do của cacbon rất linh động có thể tạo ra các loại nối ion, cộng hóa trị và các loại nối hóa học khác.
D. Vì cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác.
Câu 2. Nước có vai trò nào đối với hoạt động sống của tế bào?
1. Bảo vệ cấu trúc của tế bào.
2. Là nguyên liệu oxi hóa cung cấp năng lượng tế bào.
3. Điều hòa nhiệt độ.
4. Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng của các thành phần hóa học.
5. Là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất.
Số đặc điểm đúng là:
A. 2 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4 D. 3, 4, 5
Câu 3. Điều nào sau đây sai khi nói đến các nguyên tố đa lượng?
1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng.
2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc tế bào.
3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào.
4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation.
Đáp án đúng:
A. 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 3 D. 3, 4
Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói đến các nguyên tố vi lượng?
1. Tuy cơ thể cần với một lượng bé nhưng rất thiết yếu.
2. Chiếm tỉ lệ trong khối lượng chất sống nhỏ hơn 0,01%.
3. Là thành phần bắt buộc của hàng trăm hệ enzim quan trọng.
4. Được cơ thể sử dụng dưới dạng ion dương.
Đáp án đúng:
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 3
Câu 5. Các loại hợp chất được gọi là đại phân tử hữu cơ, vai trò quan trọng đối với tế bào gồm có:
1. Xenlulozo, photpholipit và steroit.
2. Clorophyl, saccarozo và mantozo.
3. Lipit, axit nucleic, protetin và diệp lục.
4. Cacbohidrat, lipit và ARN.
5. Protein và ADN.
Đáp án đúng:
A. 1, 2, 3 B. 1, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 4, 5
Câu 6. Cho các loại đường và tên gọi của chúng:
1. Glucozo a. Đường sữa
2. Fructozo b. Đường mía
3. Galactozo c. Đường quả
4. Saccarozo d. Đường nho
5. Pentozo
Hãy ghép các lựa chọn sau cho đúng?
A. 1d-2c-4b-5a B. 1a-2b-3c-4d C. 1d-2c-3a-4b D. 1d-2c-3b-4a
Câu 7. Điều nào sau đây đúng khi nói đến đường đôi?
1. Là phân tử đường do sự kết hợp của hai phân tử đường đơn.
2. Trong phân tử đường đôi có một liên kết glicozit.
3. Khi tế bào thiếu đường đơn, đường đôi sẽ là nguyên liệu trực tiếp bị oxi hóa để tạo năng lượng.
4. Các đường đôi có tên chung là disaccarit.
5. Sự kết hợp giữa hai phân tử đường đơn sẽ có 3C sẽ tạo ra một phân tử đường đôi 6C.
Đáp án đúng:
A. 1, 2, 4 B. 3, 5 C. 2, 3, 5 D. 3
Câu 8. Loại đường nào sau đây không phải là đường đôi?
1. Lactozo 2. Mantozo 3. Xenlulozo
4. Saccarozo 5. Glicogen 6. Galactozo.
Đáp án đúng:
A. 1, 2, 4 B. 3, 5, 6 C. 2, 3, 5 D. 3, 4, 5
Câu 9. Cacbohidrat có chức năng:
1. Là thành phần cấu trúc của axit nhân.
2. Là nguyên liệu oxi hóa và là chất dự trữ của tế bào.
3. Là thành phần bắt buộc của các enzim quan trọng.
4. Tham gia xây dựng nhiều bộ phận của tế bào.
5. Là chất dự trữ cho tế bào.
Đáp án đúng:
A. 2, 4, 5 B. 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 2, 4
Câu 10. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
A. 25 B. 35 C. 45 D. 55
Câu 11. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:
A. C, H, O, N B. C, K, Na, P C. Ca, Na, C, N D. Cu, P, H, N
Câu 12. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào B. Chất nguyên sinh C. Nhân tế bào D. Nhiễm sắc thể
Câu 13. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
A. Để bẻ gãy các liên kết hiđro giữa các phân tử
B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hóa trị của các phân tử nước
C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước.
Câu 14. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.
Câu 15. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết peptit B. Liên kết hóa trị C. Liên kết glicôzit D. Liên kết hiđrô
Câu 16. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là:
A. Glicôgen B. Fructôzơ C. Tinh bột D. Mantôzơ
Câu 17. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử cácbon?
A. Glucôzơ, Fructôzơ, Pentôzơ
B. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ
C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột
D. Tinh bột, lactôzơ, Pentôzơ.
Câu 18. Lipit là chất có đặc tính:
A. Tan rất ít trong nước
B. Tan nhiều trong nước
C. Không tan trong nước
D. Có ái lực rất mạnh với nước
Câu 19. Lipit đơn giản gồm các hợp chất:
A. Mỡ, dầu, và steroit
B. Mỡ, sáp và photpholipit
C. Photpholipit và steroit
D. Mỡ, sáp và dầu
Câu 20. Khi nói đến các cấu trúc của lipit đơn giản, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Trong các nguyên cố C, H, O tỉ lệ của hidro chiếm thấp nhất.
2. Đơn phân là các glixerol và axit béo.
3. Sáp là phân tử được cấu trúc từ axit béo và rượu có mạch dài.
4. Mỗi axit béo có từ 16-18 nguyên tử cacbon.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 21. Lipit phức tạp gồm các chất:
A. Photpholipit và steroit
B. Các este và photpholipit.
C. Các photpholipit, mỡ, dầu và sáp.
D. Các photpholipit, steroit, mỡ, dầu và sáp.
Câu 22. Photpholipit có tính lưỡng cực vì:
A. đầu ưa nước gắn với axit béo, đuôi kị nước là đầu ancol phức.
B. đầu ưa nước gắn với glixerol, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của axit béo.
C. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của glixerol.
D. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với axit béo.
Câu 23. Trong các vitamin sau đây, vitamin nào tan trong nước?
A. B, C, D, E
B. B, C
C. A, D, E, K
D. E, A, B, C, D
{--Từ câu 24 - 44 vui lòng xem đầy đủ nội dung và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương Thành phần hóa học tế bào có đáp án chi tiết để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!