BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ THÂN THỰC VẬT MÔN SINH HỌC 6 CÓ ĐÁP ÁN
I. Tự Luận
Bài 1. Thân cây gồm những bộ phận nào? Nêu sự giống và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa.
Hướng dẫn trả lời:
Thân cây gồm những bộ phận sau:
- Thân chính.
- Cành.
- Chồi ngọn.
- Chồi nách.
Sự giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa:
- Đều là chồi nách, nằm ở nách lá trên cây hoặc trên cành.
- Đều có mầm lá bao bọc.
Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa:
- Chồi lá: bên trong mầm lá là mô phân sinh ngọn, sẽ phát triển thành cành mang lá.
- Chồi hoa: bên trong mầm lá là mầm hoa sẽ phát triển thành hoa hoặc cành mang hoa.
Bài 2. Thân cây dài ra do bộ phận nào? Sự dài ra của các loại cây khác nhau có giống nhau không?
Hướng dẫn trả lời:
Thân cây dài ra do phần ngọn, vì ở phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra.
Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau:
- Cây thân cỏ, thân leo (mướp, bí...) dài ra rất nhanh.
- Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, như bạch đàn, chò...
- Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả, còn khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiểu cao.
Bài 3*. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.
Hướng dẫn trả lời:
Rễ (miền hút) | Thân non |
- Cấu tạo vỏ gồm: biểu bì, lông hút, thịt vỏ | - Cấu tạo vỏ gồm: biểu bì và thịt vỏ. |
- Trụ giữa gồm: ruột và bó mạch. Bó mạch gồm: mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau. | - Trụ giữa gồm: ruột và bó mạch. Bó mạch gồm: mạch rây xếp ở ngoài và mạch gỗ xếp ở trong. |
Bài 4. Quan sát sơ đồ cắt ngang thân cây trưởng thành và điền tên các bộ phận tương ứng với các số trên sơ đồ.
Hướng dẫn trả lời:
Sơ đồ cắt ngang của thân cây cây trưởng thành
1. vỏ; 2. Tầng sinh vỏ; 3. Tầng sinh vỏ;
Lời giải:
- Mạch rây; 5. Tầng sinh trụ; 6. Mạch gỗ;
Bài 5. Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
Hướng dẫn trả lời:
Dụng cụ:
- Bình thuỷ tinh chứa nước pha màu (mực đỏ hoặc tím
- Dao con.
- Kính lúp.
- Một cành hoa trắng (hoa huệ hoặc hoa cúc, hoa hồng).
Tiến hành thí nghiệm:
- Cắm cành hoa vào bình đựng nước màu và để ra chỗ thoáng.
- Sau một thời gian, quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
- Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu.
Kết luận: Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyến nhờ mạch gỗ.
Bài 6. Quan sát hình 18.1 SGK, nêu đặc điểm, tên thân biến dạng và chức năng đối với cây.
Trả lời
Bài 7. Quan sát hình 9.3 SGK và cho biết rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền.
Hướng dẫn trả lời:
Bài 8. Nêu cấu tạo của một tế bào lông hút. Vì sao mỗi miền hút của rễ lại có rất nhiều lông hút?
Hướng dẫn trả lời:
Cấu tạo của một tế bào lông hút từ ngoài vào trong gồm :
- Vách tế bào.
- Màng sinh chất
- Chất tế bào.
- Nhân.
- Không bào.
Trên miền hút của rễ có rất nhiều lông hút giúp làm tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng của rễ.
Bài 9. Có phải rễ của tất cả các loài cây đều có lông hút không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Không phải rễ của tất cả các loài cây đều có lông hút.
- Rễ của các cây mọc trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng hoà tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ, thậm chí cả thân và lá. Ví dụ: cây bèo tấm, cây bèo tây.
Bài 10. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
Hướng dẫn trả lời:
- Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.
- Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan trong nước.
- Nước và muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Bài 11. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho ví dụ.
Hướng dẫn trả lời:
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây:
Các loại đất trồng khác nhau.
Ví dụ:
- Đất đá ong vùng đồi trọc ảnh hưởng xấu đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
- Đất phù sa thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây.
Thời tiết, khí hậu:
Ví dụ:
- Trời nắng, nhiệt độ cao, cây thoát nước nhiều nên nhu cầu hút nước của cây cũng tăng lên.
- Khi mưa nhiều dẫn đến ngập úng, rễ bị chết làm cho cây mất khả năng hút nước và muối khoáng.
II. Trắc Nghiệm
Câu 1. Nhóm cáy nào sau đây gồm toàn những cây có rễ chùm?
- Cây mía, cây ổi, cây na.
- Cây hành, cây lứa, cây ngô.
- Cây bưởi, cây cải, cây cau.
- Cây tỏi, cây cà chua, cây ớt.
Câu 2. Nhóm cày nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc?
- Cây bưởi, cây ổi, cây na.
- Cây ngô, cây lúa, cây hồng xiêm.
- Cây mía, cây xoài, cây hoa hồng.
- Cây mít, cây dừa, cây chuối.
Câu 3. Rễ cây mọc trong đất có cấu tạo gồm những miền nào?
- Miền chóp rễ, miền hút.
- Miền sinh trưởng, miền hút, miền chóp rễ.
- Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
- Miền trưởng thành, miền hút, miền chóp rễ.
Câu 4. Làm cho rễ dài ra là chức năng của
- miền sinh trưởng.
- miền hút
- miền chóp rễ.
- miền trưởng thành.
Câu 5. Miền trưởng thành của rễ có
- các lông hút.
- các tế bào có khả năng phân chia mạnh.
- các mạch dẫn.
- tế bào che chở.
Câu 6. Chức năng của miền chóp rễ là
- dẫn truyền.
- hấp thụ nước và muối khoáng.
- làm cho rễ dài ra.
- che chở cho mô phân sinh đầu rễ.
Câu 7. Chức năng của miền trưởng thành là
- dẫn truyền.
- hấp thụ nước và muối khoáng.
- làm cho rễ dài ra.
- che chở cho đầu rễ.
Câu 8. Chức năng của miền hút là
- dẫn truyền.
- làm cho rễ dài ra.
- che chở cho đầu rễ.
- hấp thụ nước và muối khoáng.
Câu 9. Miền hút là miền quan trọng của rễ vì miền hút có
- mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
- mạch rây vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cơ thể.
- các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
- thịt vỏ vận chuyển chất hữu cơ từ lông hút vào trụ giữa.
Câu 10. Mạch gổ có chức năng
- vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi câyẳ
- vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
- vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- hút nước và muối khoáng hoà tan.
Câu 11. Mạch rây có chức năng
- vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
- vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ ỉên thân, lá.
- vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- hút nước và muối khoáng hoà tan.
Câu 12. Bộ phận thịt vỏ của rễ sơ cấp có chức năng
- vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
- vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
- vận chuyển cệàc chất từ lông hút vào trụ giữa.
- hút nước và muối khoáng hoà tan.
Câu 13. Các cây nào sau đây đều có rễ củ?
- Cây mắm, cây đước, cây bụt mọc.
- Cây cải củ, cây cà rốt, cây sắn (cây khoai mì).
- Cây bần, cây hồ tiêu, cây trầu không.
- Cây khoai lang, cây bụt mọc, cây tầm gửi.
Câu 14. Các cây nào sau đây đều có rễ móc?
- Cây đước, cây bụt mọc.
- Cây cải củ, cây cà rốt.
- Cây hồ tiêu, cây trầu không.
- Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
Câu 15. Các cây nào sau đây đều có rễ thở?
- Cây mắm, cây bụt mọc.
- Cây cải củ, cây cà rốt.
- Cây hồ tiêu, cây trầu không.
- Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
Câu 16. Các cày nào sau đây đều có giác mút?
- Cây đước, cây bụt mọc.
- Cây cải củ, cây cà rốt.
- Cây hồ tiêu, cây trầu không.
- Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
Câu 17. Rễ móc là loại rễ có đặc điểm
- là loại rễ chính, mọc thẳng, ăn sâu vào đất giúp cây đứng vững.
- là loại rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
- phình to, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- biến đổi thành giác mút, đâm sâu vào thân hoặc cành của cây khác.
Câu 18. Cây được bón thừa phân đạm có biểu hiện
- cây còi cọc, lá vàng, nhỏ.
- cây vống cao, lá mọc nhiều, dễ đổ, ra hoa muộn, chín muộn.
- cây mềm, yếu, lá vàng, dễ bị sâu bệnh.
- cây còi cọc, rễ phát triển yếu, lá nhỏ, vàng, chín muộn.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
B | A | C | A | C | D | A | D | C |
10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
B | A | C | B | C | A | D | B | B |
----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: