Bài tập tăng giảm khối lượng kim loại môn Hóa học 9

Bài tập tăng giảm khối lượng kim loại

 

Câu 1: Cho lá sắt có khối lượng 5,6 gam vào dd đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thấy lá sắt có khối lượng là 6,4 gam. Khối lượng lá sắt tạo thành là bao nhiêu?

Câu 2: Cho lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dd CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dd, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.

a, Viết PTHH.

b, Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dd sau phản ứng?

Câu 3: Nhúng một lá nhôm vào dd CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khổi dd thì thấy khối lượng dd giảm 1,38 gam. Tính khối lượng của Al đã tham gia phản ứng?

Câu 4: Cho 1 lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dd AgNO3. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam.

a, Viết PTHH.

b, Tính khối lượng đồng đã tham gia phản ứng?

Câu 5: Nhúng 1 thanh nhôm có khối lượng 594 gam vào dd AgNO3 2M. Sau một thời gian khối lượng thanh nhôm tăng 5%.

a, Tính số gam nhôm đã tham gia phản ứng?

b, Tính số gam Ag thoát ra?

c, Tính V dd AgNO3 đã dùng?

d, Tính khối lượng muói nhôm nitrat đã dùng?

Câu 6: Ngâm 1 miếng sắt vào 320 gam dd CuSO4 10%. Sau khi tất cả đồng bị đẩy khỏi dd CuSO4 và bám hết vào miếng sắt, thì khối lượng miếng sắt tăng lên 8%. Xác định khối lượng miếng sắt ban đầu?

Câu 7: Ngâm 1 miếng chì có khối lượng 286 gam vào 400 ml dd CuCl2. Sau một thời gian thấy khối lượng miếng chì giảm 10%.

a, Giải thích tại sao khối lượng miếng chì bị giảm đi so với ban đầu?

b, Tính lượng chì đã phản ứng và lượng đồng sinh ra.

c, Tính nồng độ mol của dd CuCl2 đã dùng.

d, Tính nồng độ mol của dd muối chì sinh ra.

( Giả thiết toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào miếng chì và thể tích dd không đổi )

Câu 8: Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dd đồng sunfat. Sau phản ứng kết thúc, đem tám kim loại ra, rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.

a, Viết PTHH.

b, Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.

c, Tính khối lượng đồn sunfat có trong dd.

Câu 9: Có hai lá kẽm có khối lượng như nhau. Một lá cho vào dd đồng (II) nitrat, lá kia cho vào dd chì (II) nitrat. Sau cùng một thời gian phản ứng, khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05 gam.

a, Viết các PTHH.

b, Khối lượng lá kẽm thứ 2 tăng hay giảm là bao nhiêu gam? Biết ràng trong cả hai phản ứng trên, khối lượng kẽm bị hoà tan bằng nhau.

Câu 10: Ngâm một lá sắt có khối lượng 50 gam trong 200 gam dd muối của kim loại M có hoá trị II, nồng độ 16%. Sau khi toàn bộ lượng muối sunfat đã tham gia phản ứng, lấy lá sắt ra khỏi dd, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 51,6 gam. Xác định CTHH muối sunfat của kim loại M.

Câu 11: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dd AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dd giảm 17%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng?

Câu 12: Ngâm 1 đinh sắt có khối lượng 4 gam được ngâm trong dd CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 4,2 gam.

a, Viết PTHH.

b, Tính khối lượng các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.

Câu 13: Nhúng 1 thanh kẽm vào dd chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi kẽm đẩy hoàn toàn camiđi ra khỏi muối, khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Hỏi khối lượng thanh kẽm ban đầu là bao nhiêu?

Câu 14: Ngâm 1 lá nhôm ( đã làm sach lớp oxit ) trong 250 ml dd AgNO­3 0,24M. Sau một thời gian, lấy ra, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá nhôm tăng thêm 2,97 gam.

a, Tính lượng Al đã phản ứng và lượng Ag sinh ra.

b, Tính nồng độ mol của các chất trong dd sau phản ứng. Cho rằng V dd thay đổi không đáng kể.

Câu 15: Ngâm 1 lá đồng trong 20 ml dd bạc nitrat cho tới khi lá đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Hãy xác định nồng độ mol của dd bạc nitrat đã dùng ( giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng ).

Câu 16: Cho 1 thanh sắt vào 100 ml dd chứa 2 muối Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 2M. Sau phản ứng lấy thanh sắt ra khỏi đ, rửa sạch và làm khô thì khối lượng thanh sắt tăng hay giảm. Giải thích?

Câu 17: Hai thanh kim loại giống nhau ( đều cùng nguyên tố R có hoá trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dd Cu(NO­3)2 và thanh thứ hai vào dd Pb(NO­3)2. Sau cùng một thời gian phản ứng, khi số mol 2 muối bằng nhau, lấy 2 thanh kim loại đó ra khỏi dd thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2% còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4 % . Xác định nguyên tố R.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung tài liệu Bài tập tăng giảm khối lượng kim loại môn Hóa học 9 để xem nội dung chi tiết, đầy đủ xin mời quý thầy cô cùng các em học sinh vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy.

Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em đạt điểm số thật cao trong kỳ thi sắp tới!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?