BỘ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 9 NĂM 2019-2020
TRƯỜNG THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH
Câu 1: Hoàn thành các PTHH sau :
a, FeCl2 + … → Fe(OH)2 + … d, AgNO3 + ... → KNO3 + ...
b, CaCl2 + ... → CaCO3 + .... e, NaOH + ... → Na2SO4 + ....
c, HCl + .... → FeCl2 + .... f, NaCl + .... → NaOH + ......+ ........
Câu 2: Ta làm thí nghiệm khi cho phenolphtalein vào ống nghiệm chứa dd nước vôi trong. Sau đó cho từ từ dd axit HCl vào. Hãy giải thích, mô tả hiện tượng và viết PTHH.
Câu 3: Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các chất sau đây bằng phương pháp hóa học : Ba(OH)2 , H2SO4 , KOH , KNO3
Câu 4: Axit clohidric trong dạ dày người có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng đôi khi ta có cảm giác đầy hơi và ợ chua (nhất là sau khi ăn) là do một trong các nguyên nhân là axit ở dạ dày đã tác động ngược lên vùng thực quản. Uống thuốc kháng axit có thể làm giảm cảm giác này. Một viên thuốc kháng axit có chứa bazơ như NaOH… .Em hãy cho biết tác dụng của thuốc kháng axit và viết phương trình hóa học minh họa ?
Câu 5: Cho 15 g hỗn hợp kim loại đồng và kẽm vào 100 ml dd axit H2SO4 . Sau phản ứng kết thúc thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc và một chất rắn.
a, Xác địnhkhối lượng của các kim loại có trong hỗn hợp .
b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp .
c, Tính nồng động mol của dd axit tham gia phản ứng.
TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ
Câu 1: Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi biến hóa sau:
Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe(NO3)2
Câu 2: Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
a, Nhúng dây nhôm vào dung dịch muối đồng (II) sunfat.
b, Nhúng quỳ tím vào nước Clo.
Câu 3:
a, Tại sao không nên dùng chậu, xô nhôm để dựng nước vôi tôi, xà phòng và vữa xây dựng?
b, Để khử chua đất trồng trọt ta phải bón vào đất những chất có tính axit hay bazơ? Vì sao?
Câu 4: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau: KCl, HCl, K2SO4, KOH. Viết
phương trình hóa học minh họa.
Câu 5: Cho 2,4g Mg tác dụng vừa đủ với m (g) dung dịch HCl 10%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và khí B. Hãy tính:
a, Tính thể tích khí B sinh ra ở đktc?
b, Tính khối lượng dung dịch axit clohidric tham gia phản ứng?
c, Tính nồng độ % chất trong dung dịch A?
d, Cho dung dịch A vào 500ml dd AgNO3 20% (D=1,19g/ml). Tính khối lượng chất rắn tạo thành?
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
Câu 1 : Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a, Na2O + SO2 → ………… d, ……+ Zn →……….+ H2
b, ………+………→ CuSO4 + SO2 + H2O e, Mg(NO3)2 + ………→………+ Ba(NO3)2
c, ………+ CaCO3 →………+ CaCl2 +……… f, Fe + S → ………
Câu 2 : Bạn A nghiên cứu về tính chất của bazơ và làm thí nghiệm như sau:
TN1: Cho 2ml dung dịch natri hidroxit vào ống nghiệm rồi nhỏ tiếp vài giọt dung dịch đồng (II) sunfat thấy xuất hiện chất rắn không tan X. Lọc lấy chất rắn và chia làm 2 phần.
TN2: Phần 1 cho vào chén sứ nung nóng đến khi khối lượng không thay đổi nữa.
TN3: Phần 2 cho vào ống nghiệm sau đó nhỏ thêm dung dịch axit clohidric dư vào.
a, Em hãy viết các phương trình hóa học đã xảy ra khi thực hiện 3 thí nghiệm.
b, Hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 2 và 3 là gì?
Câu 3:
a, Để làm sạch dung dịch kẽm sunfat có lẫn sắt (II) sunfat người ta cho vào dung dịch một dây kẽm (dùng dư). Em hãy giải thích nguyên nhân mà người ta dùng kim loại kẽm để làm sạch dung dịch trên và tại sao lại dùng dư kẽm?
b, Em hãy trình bày phương pháp làm sạch bột sắt có lẫn một ít vụn nhôm. Và cho biết làm cách nào để chứng minh bột sắt đã tinh khiết. Không viết PTHH.
Câu 4: Cho 10,6 g natri cacbonat tác dụng hết với 100ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí (đktc) và dung dịch A.
a, Tính giá trị của V.
b, Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch A cần dùng 50ml dung dịch NaOH 4M. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
c, Cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Câu 5: Mưa axit gây ảnh hưởng nặng nề đến đất đai, cây cối, động thực vật và sức khỏe con người. Cách đây vài chục năm khi không khi chưa bị ô nhiễm thì nước mưa rất an toàn, người ta có thể sử dụng làm nước ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên công nghiệp ngày càng phát triển, chất thải hóa học ra thiên nhiên ngày càng nhiều dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, … Do đó nước mưa cũng bị ảnh hưởng không kém. Mưa axit do sự kết hợp của một số oxit của phi kim với nước. Nước có sẵn trong tự nhiên, còn các oxit được thải ra từ các hoạt động của con người.
Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như lưu huỳnh đioxit (SO2). Khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các phân tử axit. Khi trời mưa các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước giảm. Khi nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Nước mưa có hàm lượng axit hay không cũng không có mùi gì khác lạ và không thể phân biệt được bằng cách ngửi.
a, Em hãy nêu cách đơn giản để nhận biết nước mưa axit.
b, Em hãy nêu biện pháp đơn giản xử lý đất chua do lượng axit trong đất tăng cao.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Câu 1: Viết phương trình hóa học cho chuổi phản ứng sau:
Cu → CuCl2 → KCl → KNO3 → O2 → SO3 → BaSO4
Câu 2: Để mạ một kim loại thì người ta cho kim loại đó vào dung dịch muối của kim loại yếu hơn. Vậy em hãy chọn 2 kim loại khác nhau để mạ cây đinh sắt, viết phương trình hóa học minh họa cho sự chọn lựa đó.
Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch sau (lưu ý không dùng quì tím): dung dịch AgNO3, dung dịch ZnSO4, dung dịch NaCl. Viết phương trình hóa học xảy ra trong quá trình nhận biết.
Câu 4: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a, Cho miếng đồng vào dung dịch bạc nitrat.
b, Đốt cháy dây sắt trong bình khí clo.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam một hợp kim của đồng và bạc trong bình khí clo lấy dư. Sau khi phản ứng kết thúc, người ta đem đi hòa tan hỗn hợp rắn thu được sau phản ứng thì thu được dung dịch A và 14,35 gam rắn B.
a, Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu.
b, Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch natri hidroxit 5% để làm kết tủa hoàn toàn dung dịch A?
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
Câu 1: Viết các phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau đây :
Fe → FeCl3→ Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe(NO3)2
Câu 2: Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH từ các thí nghiệm sau:
a, Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
b, Dẫn khí Clo vào dung dịch NaOH sau đó nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vừa thu được vào mẫu giấy quỳ tím.
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: ZnSO4, FeCl2, NaCl, Na2CO3.
Câu 4: Cho 12 gam hỗn hợp gồm đồng và kẽm tác dụng đủ với dung dịch HCl 8% thu được 3,36 lít khí (đktc).
a, Tính % khối lượng mỗi kim loại.
b, Tính khối lượng dd HCl đã phản ứng.
c, Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng
Câu 5: Nền nông nghiệp lúa nước là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, tập trung phát triển nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu hiện nay.Tuy nhiên, trên lãnh thổ Việt Nam, có không ít vùng đất không màu mỡ, cần cải tạo, tiêu biểu là nhóm đất chua. Đất chua là đất chứa nhiều axit, hoặc nhiều muối của sắt và nhôm. Các chất này sẽ tạo ra những sự bất lợi đối với đất trồng, khiến đất bị suy kiệt về lý tính, hóa tính và sinh học của đất. Nguyên nhân gây ra đất chua là bởi nước mưa, nước tưới thừa rửa trôi và hòa tan các chất kiềm, làm cho đất chua. Một lý do khác là do cây hút thức ăn có chứa các chất kiềm gây ra cho đất chua.
a, Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra đất chua.
b, Nêu biện pháp cải tạo đất chua.
TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU
Câu 1: Hoàn thành các phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a, ? + HCl → ? + H2
b, Cl2 + ? → NaCl + ? + H2O
c, Fe(NO3)3 + ? → Fe(OH)3 + ?
d, ? + ZnSO4 → Zn + ?
e, H2O + NaCl → ? + ? + ?
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn sau:
NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3. Viết phương trình hóa học.
Câu 3: Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học:
a, Cho một mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch bạc nitrat.
b, Dẫn khí clo vào cốc đựng nước, nhúng mẩu giấy quì tím vào dung dịch thu được.
Câu 4: Cho 35 gam Canxi cacbonat vào dung dịch axit clohiđric 25% (phản ứng xảy ra vừa đủ).
a, Tính khối lượng dung dịch axit đã sử dụng cho phản ứng trên.
b, Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 5: Trong một tiết thực hành, một học sinh bất cẩn đã làm rơi vỡ lọ đựng dung dịch H2SO4 xuống sàn gạch. Trước khi xử lí bằng nước có hai học sinh đề xuất cách xử lí như sau:
Học sinh 1: Rắc bột Na2SO3 đến dư vào để làm giảm lượng axit.
Học sinh 2: Rắc bột Na2CO3 đến dư vào để làm giảm lượng axit.
Theo em cách làm của học sinh nào phù hợp nhất? Giải thích ngắn gọn và viết phương trình hóa học.
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC |
Câu 1: Viết phương trình hóa học và nêu hiện tượng xảy ra khi cho khí cacbonđioxit đi từ từ vào dung dịch canxihidroxit cho đến dư, sau đó cô cạn dung dịch và nung nóng chất rắn thu được.
Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a, Zn+HCl→? +H2. d, CO2+ NaOH→? + H2O.
b, Al(OH)3→?+H2O. e, Fe(OH)3+?→Fe2(SO4)3+?.
c, Na2SO4+?→? +NaNO3.
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học, nêu cách nhận biết các dung dịch sau và viết PTHH: Na2SO4, NaCl, HCl, Ba(OH)2 (Chỉ dùng quỳ tím)
Câu 4: Bằng phương pháp hóa học, hãy nêu cách làm sạch muối FeCl2 có lẫn CuCl2, làm sạch muối sắt.
Câu 5: Cho 5,76 gam hỗn hợp 2 kim loại sắt và đồng vào dung dịch axitclohidric có nồng độ10%. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được1 kim loại không tan và 1,792 lít khí hidro (đktc).
a, Viết phương trình hóa học
b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
c, Tính khối lượng dung dịch axit phản ứng?
d, Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được sau phản ứng?
Câu 6 Vôi sống (Canxi oxit) để lâu ngày và bảo quản không cẩn thận sẽ bị mất chất lượng. Em hãy giải thích tại sao và viết PTHH minh họa.
THCS CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA
Câu 1 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ các điều kiện xảy ra phản ứng nếu có)
a, Điều chế natri hidroxit từ muối natri clorua.
b, Cho natri cacbonat tác dụng với dung dịch axit sunfuric.
c, Đốt cháy sắt trong bình khí clo.
d, Cho bari clorua tác dụng với natri sunfat.
e, Cho natri hidroxit vào bình đựng dung dịch sắt(III) clorua.
Câu 2 Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi:
a, Cho đồng vào dung dịch axit sunfuric đặc, đun nóng.
b, Cho lá sắt vào dung dịch đồng(II) nitrat.
Câu 3 Bằng 3 phương pháp hóa học khác nhau (sử dụng 3 loại hóa chất khác nhau) hãy tách kim loại đồng ra khỏi hỗn hợp kim loại gồm nhôm và đồng.
Câu 4 Giải thích vì sao muối NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Viết phương trình phản ứng giải thích.
Câu 5 Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Zn vào dung dịch HCl 20% (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí hidro (ở đktc).
a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
b, Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
c, Cho 11,6 gam hỗn hợp X trên vào dung dịch CuSO4 dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc.
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
Câu 1: Thực hiện chuỗi biến hóa sau: Fe→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3 → Fe (OH)3
Câu 2: Nêu hiện tượng các phản ứng hóa học sau:
a, Nhỏ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd Na2SO4
b, Cho đinh sắt vào ống nghiệm có chứa dd Cu(NO3)2.
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaNO3, KCl, Ba(NO3)2, H2SO4
Câu 4: Cho 12,6g magie cacbonat MgCO3 vào dung dịch axit clohidric có nồng độ 1,5M, sau phản ứng thu được dd muối và khí A.
a, Viết phương trình hóa học.
b, Tính thể tích dung dịch axit phản ứng và thể khí A ở đktc.
c, Tính nồng độ mol dung dịch muối thu được, biết thể tích dung dịch thu được sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
d, Dẫn toàn bộ khí A vào dd nước vôi trong Ca(OH)2 lấy dư thì sau phản ứng tạo ra bao nhiêu gam kết tủa?
Câu 5: Nước bắp cải tím là một loại chất chỉ thị màu axit - bazơ. Sự đổi màu của nước bắp cải tím tương tự với quỳ tím. Hãy dự đoán sự đổi màu của nước bắp cải tím khi cho vào các hóa chất thường gặp trong gia đình như: giấm ăn, chanh, bột giặt, nước uống.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN LANG
Câu 1 Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng –nếu có)
SO3 → H2SO4 → FeSO4 → Fe(OH)2→ FeO → Fe(NO3)2 → Fe
Câu 2 Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các kim loại sau: Al, Cu, Ag. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 3 Viết phương trình hóa học tạo thành nước clo và giải thích hiện tượng khi cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch tạo thành.
Câu 4 Trộn dung dịch có chứa 15,12g muối Na2SO3 với dung dịch HCl nồng độ 6%, sau khi phản ứng xảy ra thu được V (lit) khí có mùi hắc và dung dịch A. Cho tiếp từ từ dung dịch KOH vào dung dịch A, thấy dùng hết 120ml dung dịch KOH 1M.
a, Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b, Tính V (lit) khí mùi hắc ở đktc và khối lượng muối có trong dung dịch A.
c, Tính khối lượng dung dịch axit HCl ban đầu.
Câu 5 Có câu đố vui sau:
Khí gì tan trong nước
Ăn mòn được thủy tinh
Dung dịch có ứng dụng
Để khắc chữ khắc hình
a, Khí đó là khí gì? Khi tan trong nước tạo dung dịch có tên gọi là gì?
b, Viết phương trình hóa học xảy ra khi dùng dung dịch trên khắc chữ lên bề mặt vật bằng thủy tinh, biết trong thủy tinh có thành phần chính là chất Silic đioxit.
TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN
Câu 1 Hoàn thành các phản ứng hóa học sau
Fe2O3→ Fe2(SO4)3 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2
Câu 2 Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau :
a, Cho 2 – 3 ml dung dịch Bạc Nitrat vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch kali clorua.
b, Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau : HCl , H2SO4, K2SO4 , KCl.
Câu 3
a, Trong tự nhiên , clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất , vì vậy người ta điều chế clo từ những hợp chất của nó . Hãy viết phương trình điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
b, Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm không khí. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định: Nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 thì coi như không khí bị ô nhiễm SO2.Tiến hành phân tích 50 lít không khí ở một thành phố thấy 0,012 mg SO2 thì không khí đó có bị ô nhiễm SO2 hay không?
Câu 4: Cho 25 g hỗn hợp hai muối: MgCO3 và CuSO4 tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH 2M
a, Tính thành phần % khối lượng mỗi dung dịch trong hỗn hợp ban đầu .
b, Tính khối lượng kết tủa sau phản ứng .
c, Tính nồng độ mol/l của dung dịch sau phản ứng ? (Thể tích dung dịch coi như không đổi).
---(Để xem nội dung các đề thi tiếp theo của bộ tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 9 năm 2019 - 2020, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!