Bài tập SGK Toán 11 Ôn tập chương 2 Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian - Quan hệ song song.
-
Bài tập 2.62 trang 86 SBT Hình học 11
Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng d ⊂ (P). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Nếu 3 điểm A, B, C cùng thuộc (P) và A, B, C thẳng hàng thì A, B, C ∈ d.
B. Nếu A ∉ d thì A ∉ (P).
C. Nếu A ∈ (P) thì A ∉ d.
D. ∀A, A ∈ d ⇒ A ∈ (P)
-
Bài tập 1 trang 77 SGK Hình học 11 NC
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
a. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung
b. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau
c. Hai đường thẳng chéo nhau thì không cùng thuộc một mặt phẳng
d. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau
-
Bài tập 2.70 trang 87 SBT Hình học 11
Cho hình chóp S.ABCD với I = AB ∩ CD. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là
A. SB B. SI C. SC D. BC
-
Bài tập 2.69 trang 87 SBT Hình học 11
Trong mặt phẳng (α), cho tứ giác ABCD có O là giao điểm của AC và BD. S nằm ngoài (ABCD). Giao tuyến của (SAC) và (SBD) là
A. BD B. AC C. SO D. SC
-
Bài tập 2.68 trang 87 SBT Hình học 11
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, I lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, SC. Mặt phẳng (α) qua M song song với mặt phẳng (BID) sẽ cắt hình chóp theo thiết diện là
A. hình tam giác B. hình lục giác
C. hình tứ giác D. hình ngũ giác
-
Bài tập 2.67 trang 86 SBT Hình học 11
Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF lần lượt có tâm O1, O2 và không cùng nằm trong một mặt phẳng. Khẳng định nào sau đây sai?
A. O1O2 song song với mặt phẳng (BCE).
B. O1O2 song song với mặt phẳng (BDE).
C. O1O2 song song với mặt phẳng (ADF).
D. O1O2 song song với mặt phẳng (CDE).
-
Bài tập 2.66 trang 86 SBT Hình học 11
Cho tứ giác đều ABCD. Một mặt phẳng (α) qua trung điểm của cạnh AB và lần lượt song song với AC và BD cắt tứ diện trên theo thiết diện là
A. hình chữ nhật. B. hình vuông.
C. hình thoi. D. hình thang cân.
-
Bài tập 2.65 trang 86 SBT Hình học 11
Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AB, AD lần lượt lấy các điểm M, N sao cho \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{AN}}{{AD}} = \frac{1}{3}\). Gọi P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh CD, CB.
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Bốn điểm M, N, P, Q không đồng phẳng.
B. Tứ giác MNPQ là hình bình hành.
C. Tứ giác MNPQ là hình thang.
D. Tứ giác MNPQ không có các cặp cạnh đối nào song song.
-
Bài tập 2.64 trang 86 SBT Hình học 11
Cho năm điểm A, B, C, D, E sao cho không có bốn điểm nào cùng nằm trên một mặt phẳng. Số hình tứ diện có các đỉnh lấy từ năm điểm đã cho là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
-
Bài tập 2.63 trang 86 SBT Hình học 11
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Qua một điểm và một đường thẳng không chứa điểm đó có duy nhất một mặt phẳng.
B. Qua hai đường thẳng cắt nhau có duy nhất một mặt phẳng.
C. Qua hai đường thẳng song song có duy nhất một mặt phẳng.
D. Qua hai đường thẳng không chéo nhau có duy nhất một mặt phẳng.
-
Bài tập 2 trang 77 SGK Hình học 11 NC
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
a. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau
b. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau
c. Hai mặt phẳng phân biệt không song song thì cắt nhau
d.Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau
e. Một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì cắt đường thẳng còn lại
f. Một mặt phẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì cắt đường thẳng còn lại
g. Một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì cắt mặt phẳng còn lại
-
Bài tập 2.61 trang 85 SBT Hình học 11
Cho lăng trụ ABC.A'B'C'. Gọi G, G' lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC, A'B'C'. M là điểm trên cạnh AC sao cho AM = 2MC. Khẳng định nào sau đây sai?
A. GG' // (ACC'A') B. GG' // (ABB'A')
C. MG' // (BCC'B') ≠ ∅ D. (MGG') // (BCC'B')