Bài tập ôn tập chủ đề Đại cương về thực Vật môn Sinh học 6 năm 2020 có đáp án

BÀI TẬP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT

SINH HỌC 6 NĂM 2020

 

Câu 1: Quan sát hình vẽ về tế bào thực vật, em hãy ghi chú thích đúng?

Câu 2: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?  

Câu 3: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ? (2đ)

Câu 4: Đối với các loài cây trồng để lấy lá, lấy hoa, lấy quả thì người nông dân cần phải làm gì để cây cho năng suất cao hơn (cho lá, quả nhiều hơn và kích thước lớn hơn)?

Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau:

Cây khoai tây phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các  chấtđộc alkaloidsolanine nên không dùng để ăn được, nhưng củ khoai tây   có chứa các vitaminkhoáng chất và được dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên trong một củ khoai tây bình thường có 12 mg/kg Glycoalkaloid, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500 mg/kg. màu xanh lá cây trên khoai tây chính là chất diệp lục, chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là dấu hiệu cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Độc tố này gây ra nhức đầu, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn đến tử vong.

Dựa vào hình, đoạn thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Củ khoai tây do bộ phận sinh dưỡng nào của cây biến dạng?Xác định kiểu thân chính, kiểu rễ?

b. Vì sao không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc bị bầm dập?

c. Em hãy nêu các giải pháp trong chăm sóc và bảo quản để củ khoai tây không sinh ra chất độc ?

Tính lượng chất độc Glycoalkaloid ở trong khoai tây có vỏ màu xanh gấp bao nhiêu lần khoai tây bình thường?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

→ Thành phần tế bào thực vật

1/ Vách tế bào          4/ Nhân

2/ Màng sinh chất     5/ Không bào

3/ Chất tế bào           6/ Lục lạp     

Câu 2: Thu hoạch cây lấy củ trước khi ra hoa vì:

- Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa do tập trung vào hoa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.

Câu 3: 

  • Cấu tạo thân non và miền hút của rễ

- Giống nhau :

+ Có cấu tạo bằng tế bào

+ Gồm có: vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch, ruột)

- Khác nhau:

Miền hút của rễ

Thân non

- Biểu bì có lông hút

- Mạch rây, mạch gỗ xếp xen kẽ

- Không có lông hút

- Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở  trong

 

Câu 4:

- Để các loại cây cho lá, hoa, quả cho năng suất cao hơn thì trước khi cây ra lá, ra hoa, ra quả để thu hoạch thì người nông dân sẽ bấm ngọn của cây trồng, vì làm như vậy thì kích thích cây ra nhiều chồi hoa, lá và dinh dưỡng sẽ được tập trung vào hoạt động ra lá, ra hoa kết quả.

Câu 5:

a. Củ khoai tây do bộ phận thân của cây biến dạng, thân cỏ, rễ cọc.

b. Không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc bị bầm dập vì: khi đó củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe.

c. Giải pháp trong chăm sóc và bảo quản:

- Chăm sóc và thu hoạch: vun gốc để che phủ kín củ khoai tây, thu hoạch cẩn thận không làm bầm dập..

- Bảo quản: Tránh ánh sáng, nơi thông thoáng..

d. Lượng chất độc Glycoalkaloid ở trong khoai tây có vỏ màu xanh gấp khoai tây bình thường: \(n{\text{ }} = \;\frac{{1500}}{{12}} = {\text{ }}125\)lần

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập ôn tập chủ đề Đại cương về thực Vật môn Sinh học 6 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?