Bài tập Lưu Huỳnh và hợp chất Lưu Huỳnh
Dạng 1: Bài tập Lưu huỳnh
Dạng 1.1: Bài tập kim loại tác dụng với lưu huỳnh
Bài 1: Cho 5,4 gam 1 kim loại A chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 9,6 gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m muối khan.
a. Tìm m muối khan
A. 15,5 gam B. 15 gam C. 16 gam D. 17,5 gam
b. Xác định kim loại A.
A. Fe B. Al C. Cr D. Zn
Bài 2: Cho 14 gam 1 kim loại B chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 8 gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m muối khan.
a. Tìm m muối khan
A. 22 gam B. 12,5 gam C. 20,5 gam D. 30,6 gam
b. Xác định kim loại B.
A. Fe B. Zn C. Mg D. Cu
Bài 3: Cho 12,8 gam 1 kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 6,4 gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m muối khan.
a. Tìm m muối khan
A. 24 gam B. 13 gam C. 31 gam D. 42 gam
b. Xác định kim loại M.
A. Al B. Ca C. Fe D. Cu
Bài 4: Cho 48,75 gam 1 kim loại M có chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với m gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được 72,75 gam muối khan.
a. Tìm m gam bột lưu huỳnh.
A. 27 gam B. 35,5 gam C. 19,2 gam D. 28,5 gam
b. Xác định kim loại M
A. Fe B. Mg C. Al D. Zn
Bài 5: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với bột lưu huỳnh dư thì thu được 30 gam muối. Hãy xác định kim loại M
A. Fe B. Al C. Cr D. Cu
Bài 6: Cho 22,75 gam 1 kim loại M có chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với m bột lưu huỳnh . Sau phản ứng thu được 33,95 gam muối khan.
a. Giá trị của m là:
A. 11,2 gam B. 6,72 gam C. 4,48 gam D. 8,96 gam
b. Xác định kim loại M
A. Pb B. Mg C. Ca D. Zn
Bài 7: Bao nhiêu gam lưu huỳnh tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 67,5 gam Al2S3?
A. 21,3 gam B. 42,3 gam. C. 43,2 gam. D. 23,5 gam.
Bài 8: Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với lưu huỳnh tạo ra 48 gam CuS?
A. 32,4 gam B. 32 gam. C. 6,4 gam. D. 25,6 gam.
Bài 9: Cho 5,6 gam Fe tác dụng vừa đủ với m gam bột lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được m1 gam muối khan.Tìm giá trị của m, m1:
A. 3,2 và 8,8 gam B. 6,4 và 12,5 gam C. 9,6 và 10,5 gam D. 12,8 và 18,6 gam
Bài 10: Cho 9,45 gam Al tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được V lít khí. Giá trị của V là:
A. 4,48 B. 8,96 C. 11,76 D. 11,2
Bài 11: Cho 28,8 gam Cu tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được V lít khí. Giá trị của V là:
A. 10,08 B. 13,44 C. 5,6 D. 8,96
Bài 12: Cho m gam Fe tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí. Giá trị của m là:
A. 11,2 B. 5,6 C. 8,4 D. 19,6
Bài 13: Cho m gam Al tác dụng với lượng vừa đủ bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được 13,44 lít khí. Giá trị của m là:
A. 3,2 B. 2,7 C. 5,4 D. 10,8
Dạng 2.1. Bài tập cơ bản axit Sunfuric (H2SO4):
Bài 1: Cho 11,2 gam Fe tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và V lít H2(đktc).
a. Giá trị của a là:
A. 2M B. 1,5M C. 1M D. 4M
b. Khối lượng muối khan m là:
A. 25,5g B. 25,4g C. 30,4g D. 26,9g
c. Thể tích khí H2 (V) là:
A. 11,2l B. 22,4l C. 3,36l D. 4,48l
Bài 2: Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và V lít H2(đktc).
a. Giá trị của a là:
A. 3M B. 4M C. 2M D. 2,5M
b. Khối lượng muối khan m là:
A. 26,7g B. 34,2g C. 22,1g D. 28,4g
c. Thể tích khí H2 (V) là:
A. 13,44l B. 2,24l C. 6,72l D. 3,36l
Bài 3: Cho m gam Zn tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và V lít H2(đktc).
a. Giá trị của m là:
A. 13g B. 6,5g C. 16,25g D. 20,5g
b. Khối lượng muối khan m là:
A. 24,4g B. 19,5g C. 32,2g D. 25,4g
c. Thể tích khí H2 (V) là:
A. 4,48l B. 2,24l C. 6,72l D. 5,6l
Bài 4: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 1lít dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và 16,8 lít H2(đktc).
a. Giá trị của m là:
A. 10,8g B. 5,4g C. 13,5g D. 10,56g
b. Khối lượng muối khan m là:
A. 36,4g B. 29,59g C. 33,65g D. 85,5g
c. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:
A. 0,75 B. 2,0 C. 3,2 D. 1,3
Bài 5: Cho 19,5 gam 1 kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và 6,72 lít H2(đktc).
a. Kim loại cần tìm là:
A. Ca B. Al C. Zn D. Cu
b. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:
A. 4,0 B. 2,0 C. 1,5 D. 3,5
c. Khối lượng muối khan m là:
A. 26,9g B. 48,3g C. 39,5g D. 40,8g
Bài 6: Cho 4,05 gam 1 kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và 5,04 lít H2(đktc).
a. Kim loại cần tìm là:
A. Fe B. Al C. Mg D. Pb
b. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:
A. 2,5 B. 2,25 C. 1,0 D. 1,5
c. Khối lượng muối khan m là:
A. 20,025g B. 19,05g C. 34,255g D. 25,65g
Bài 7: Cho 14 gam 1 kim loại chưa rõ hóa trị tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan và Vlít H2(đktc).
a. Kim loại cần tìm là:
A. Zn B. Fe C. Cu D. Mg
b. Thể tích khí H2 (V) là:
A. 4,48l B. 11,2l C. 5,6l D. 3,36l
c. Khối lượng muối khan m là:
A. 15,6g B. 35,5g C. 38,0g D. 25,5g
Bài 8: Cho 8 gam đồng II oxit tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 aM. Sau phản ứng thu được m gam muối khan.
a. Nồng độ mol của H2SO4 (a) là:
A. 2M B. 1M C. 1,5M D. 0,5M
b. Khối lượng muối khan (m)là:
A. 16,0g B. 13,5g C. 21,7g D. 25,9g
Bài 9: Cho 4 gam 1 oxit kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan.
a. Kim loại cần tìm là:
A. Cu B. Al C. Fe D. Mg
b. Khối lượng muối khan (m)là:
A. 9,5g B. 10,2g C. 8,0g D. 15,0g
Bài 10: Cho 6,4 gam 1 oxit kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 120ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được m gam muối khan.
a. Kim loại cần tìm là:
A. Fe B. Al C. Cu D. Ca
b. Khối lượng muối khan (m)là:
A. 10,23g B. 18,75g C. 21,6g D. 16,0g
Bài 11: Cho 7,2 gam FeO phản ứng với 150ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.
A. 19,05 B. 20,1 C. 15,2 B. 13,4
Bài 12: Cho 25,5 gam Al2O3 phản ứng với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Xác định khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.
A. 25,65 B. 68,4 C. 33,375 B. 23,356
Dạng 2.2. Bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4
Bài 1: Hoà tan 6,75 gam hỗn hợp Al và Cu trong dung dịch H2SO4 dư thu được 3,36 l khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp là:
A. 30% và 70%. B. 40% và 60%.
C. 35% và 65% . D. 50% và 50%.
Bài 2: Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối Sunfat tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 63,5 gam. B. 64,0 gam.
C. 65,5 gam . D. 60,5.
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 5,2 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 1M thì thu được 3,36 lít H2 (đktc).
a. Tính thành phần % của Mg trong hỗn hợp:
A. 46,15 B. 21,56 C. 56,5 D. 48,9
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M cần dùng:
A. 1,0 B. 0,15 C. 0,3 D. 0,35
c. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.
A. 19,6 B. 20,5 C. 11,56 D. 36,4
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 14,9 gam hỗn hợp Fe và Zn bằng dung dịch H2SO4 2M thì thu được 5,6 lít H2 (đktc).
a. Tính thành phần % của Fe trong hỗn hợp:
A. 64,5 B. 56,375 C. 55,8 D. 24,8
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng:
A. 0,23 B. 0,25 C. 1,0 D. 0,125
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 2M thì thu được 6,72 lít H2 (đktc).
a. Tính khối lượng Mg và Zn trong hỗn hợp:
A. 2,4 và 13,0 B. 2,54 và 11,2 C. 3,65 và 9,6 D. 5,6 và 9,4
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng:
A. 0,3 B. 0,15 C. 1,0 D. 0,5
c. Tính khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng.
A. 15,56 B. 24,3 C. 44,2 22,4
Bài 6: Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch H2SO4 thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là :
A. 26%, 54%, 20%. B. 20%, 55%, 25%.
C. 19,4%, 50%, 30,6%. D. 19,4%, 26,2%, 54,4%.
Bài 7: Cho 9,14 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch H2SO4 dư thu được 7,84 lít khí (đktc), dung dịch X và 2,54 gam chất rắn Y. Khối lượng muối trong X là :
A. 32,15 gam. B. 31,45 gam. C. 42,74 gam. D. 30,35gam.
Bài 8: Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thấy có 22,4 lít khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối Sunfat tạo ra trong dung dịch là :
A. 80. B. 140,5. C. 104,5. D. 117,5.
Bài 9. Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch H2SO4 dư, thu được 1,68 lit khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là
A. 0,60 gam B. 0,90 gam C. 0,42 gam D. 0,48 gam
Bài 10. cho 4,3g hỗn hợp bột Mg, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thấy có 4,48 lít khí H2 bay ra. Khối lượng muối thu được là:
A. 18,50g B. 23,50g C. 18,5g D. 11,4g
Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Sn bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Thể tích khí oxi (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hh X là
A. 2,8 lit B. 1,68 lit C. 4,48 lit D. 3,92 lit
Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam X gồm Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Thể tích khí oxi (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 8,9 gam hỗn hợp X.
A. 2,24 lit B. 1,12 lit C. 4,48 lit D. 3,36 lit
Bài 13. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là
A. 40% và 60%. B. 50% và 50%. C. 35% và 65%. D. 45% và 55%.
Bài 14. Hoà tan 1,19 gam hỗn hợp A gồm Al, Zn bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch X và V lít khí Y (đktc). Cô cạn dung dịch X được 5,03 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 0,224. B. 0,448. C. 0,896. D. 1,792.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung bài tập về Lưu Huỳnh và hợp chất Lưu Huỳnh, để xem nội dung chi tiết, đầy đủ mời quý thầy cô cùng các em học sinh vui lòng đăng nhập vào hệ thống để xem online hoặc tải về máy.
Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp các em học thật tốt, đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!