Bài tập củng cố ôn luyện HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phan Bội Châu

                  BÀI TẬP CỦNG CỐ HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7 – TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

                                                     

ĐỀ 1

 Nhân dân ta thường nói : “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này.

 

Gợi ý làm bài

Mở bài:

Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí, và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

Thân bài:

 a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

  • “Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
  • “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
  •  “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.

  b. Giải thích cơ sở của chân lí:

  Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?

  • Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
  • Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
  • Lấy các dẫn chứng thuyết phục trong thực tế cuộc sống để làm rõ phần lí lẽ vừa nói, ví dụ:
  • Vào thời nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng học giỏi, văn hay nhưng đến khi đi thi, do viết chữ quá xấu, ông Siêu bị đánh tụt xuống hàng thứ 2 trong bảng cử nhân. Khi đi thi tiến sĩ, cũng do chữ xấu ông chỉ được xếp trúng tuyển trong bảng phụ. Ông thấy rõ tác hại của việc viết chữ xấu nên đã về nhà ngày đêm khổ công tập viết. Cuối cùng, chữ của ông cũng đẹp, nổi tiếng như lời văn hay. Ngày nay, bút tích ghi lại nét chữ đẹp của ông còn lưu lại ở đền Ngọc Sơn, Hà Nội, được nhiều người chiêm ngưỡng và bái phục.
  • Trạng nguyên Nguyễn Hiền: với tinh thần tự học, với ý chí quyết tâm, nghị lực vươn lên đã trở thành trạng nguyên trẻ tuổi nhất Việt Nam, khi mới 13 tuổi…
  •  Nhà bác học Lương Đình Của: với sự chịu khó, miệt mài nghiên cứu, ông đã lai tạo thành công nhiều giống lúa có năng suất cao để giúp bà con nông dân…
  • Bác Hồ: là tấm gương sáng tiêu biểu của câu tục ngữ Có chí thì nên, 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, trải qua biết bao khó khăn, thử thách, thậm chí thất bại, nhưng cuối cùng Người cũng tìm ra con đường giải phóng dân tộc và giành độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân…
  • Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng.
  • Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
  • Lời khuyên, bài học cho mọi người, phản vấn đề ( với những người không có ý chí, nghị lực, quyết tâm trong cuộc sống thì sẽ  như thế nào…), liên hệ trực tiếp bản thân mình ( là một học sinh lớp 7 em sẽ vận dụng câu tục ngữ Có chí thì nên như thế nào trong học tập, cuộc sống…)

 Kết bài:

Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.

 

ĐỀ 2

Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

Gợi ý làm bài

Mở bài:

  • Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu
  • Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người.
  • Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"…

Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

Nghĩa đen:

  • "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa, có màu đen tuyền
  • “Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người.
  •  "Gần mực thì đen": Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem
  •  "Gần đèn thì rạng": Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.

           -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần tài liệu Bài tập củng cố ôn luyện HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phan Bội Châu. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?