Bài tập bồi dưỡng HSG chuyên đề Bài Tiết Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG CHUYÊN ĐỀ BÀI TIẾT

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? Quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào? Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục? Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là gì?

 Trả lời:

a/ Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận, mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là 1 cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

b/ Quá trình tạo thành nước tiểu:

- Ở các đơn vị chức năng của thận:

-  Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc ( 30 – 40 A) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: Quá trình hấp thụ lại nước và các chất  cần thiết ( Các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- , … ); quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác ( Axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…).  Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

® Nước tiểu chính thức lọc được đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn tiểu đổ dồn xuống bóng đái, theo ống đái ra ngoài

c/ Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục ( Chỉ vào những lúc nhất định).

- Có sự khác nhau đó là do:

+ Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục.

+ Nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml , đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

d/ Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là:

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

- Khẩu phần ăn uống hợp lí

- Đi tiểu đúng lúc.

Câu 2: Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

Trả lời

- Thành phần nước tiểu đầu khác máu:

+ Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và các protein có kích thước lớn.

+ Máu có các tế bào máu và protein có kích thước lớn.                 

- Giải thích sự khác nhau:

+ Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận   

+ Quá trình lọc máu ở nang cầu thận diển ra do sự chênh lệch áp suất giữa máu và nang cầu thận ( áp suất lọc) phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc

+ Màng lọc và vách mao mạch vơí kích thước lỗ lọc là 30-40 Ả       

+ Nên các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc

Câu 3: So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

Trả lời:

- Giống:

+ Đều tạo ra từ đơn vị chức năng của thận.

+ Đều có chứa nước và 1 số chất bài tiết giống nhau như ure, axit uric..

- Khác nhau:

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

  • Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
  • Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  • Chứa ít các chất căn bã và các chất độc hơn
  • Được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận thuộc đơn vị đầu của đơn vị thận
  • Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
  • Gần như không còn các chất dinh duõng
  • Chứa các chất cặn bã và các chất độc
  • Được tạo ra trong quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở đoạn sau của đơn vị thận.
 

- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu: là lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong.

Câu 4: Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ (tè dầm)?

Trả lời

- Ở người phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.

- Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chuyên đề Bài Tiết Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?