Bài tập SGK Hóa Học 11 Bài 7: Nitơ.
-
Bài tập 1 trang 31 SGK Hóa học 11
Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường, nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
-
Bài tập 2 trang 31 SGK Hóa học 11
Nitơ không duy trì sự hô hấp, nitơ có phải là khí độc không?
-
Bài tập 3 trang 31 SGK Hóa học 11
a) Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N.
B. Li3N và AlN.
C. Li2N3 và Al2N3.
D. Li3N2 và Al3N2.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhôm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hóa hay chất khử?
-
Bài tập 4 trang 31 SGK Hóa học 11
Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?
-
Bài tập 5 trang 31 SGK Hóa học 11
Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
-
Bài tập 7.1 trang 10 SBT Hóa học 11
Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Nguyên tử nitơ có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có ba electron.
B. Số hiệu nguyên tử của nitơ bằng 7.
C. Ba electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được ba liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p.
-
Bài tập 7.2 trang 10 SBT Hóa học 11
Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?
A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoá học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hoá của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+ , NO3−,NO
2- lần lượt là -2, +4, -3, +5, +3. -
Bài tập 7.3 trang 10 SBT Hóa học 11
Cho phản ứng điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm:
NH4NO2 to → N2 + 2H2O
Trong phản ứng này, nguyên tố nitơ đóng vai trò gì?
A. Chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.
B. Chỉ đóng vai trò chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. Không phải chất oxi hóa, cũng không phải là chất khử.
-
Bài tập 7.4 trang 10 SBT Hóa học 11
Trong phản ứng hóa học nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử?
A. 3Mg + N2 → Mg3N2
B. 2Al + N2 → 2AlN
C. N2 + 3H2 → 2NH3
D. N2 + O2 → 2NO
-
Bài tập 7.5 trang 11 SBT Hóa học 11
Cho hỗn hợp các chất khí sau: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí trên. Giải thích cách làm và viết các phương trình hoá học (nếu có).
-
Bài tập 7.6 trang 11 SBT Hóa học 11
Trong một bình kín dung tích 10,0 lít chứa 21,0 g nitơ. Tính áp suất của khí trong bình, biết nhiệt độ của khí bằng 25oC.
-
Bài tập 7.7 trang 11 SBT Hóa học 11
Nén một hỗn hợp khí gồm 2,0 mol nitơ và 7,0 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450oC. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.
1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng.
2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.