Bài tập SGK Vật Lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão.
-
Bài tập C1 trang 131 SGK Vật lý 9
Những biều thức nào sau đây là triệu chứng của tật cận thị?
- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường
- Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường
- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ
- Ngồi trong lớp, không nhìn rõ các vật ngoài sân trường
-
Bài tập C2 trang 131 SGK Vật lý 9
Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn \(C_{v}\) của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường?
-
Bài tập C3 trang 131 SGK Vật lý 9
Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?
-
Bài tập C4 trang 131 SGK Vật lý 9
Vẽ ảnh của vật AB qua kính cận ở hình 49.1 SGK. Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễm \(C_{v}\) của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.
- Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở \(C_{v}\). Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao?
- Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính cận nói trên?
-
Bài tập C5 trang 132 SGK Vật lý 9
Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ ?
-
Bài tập C6 trang 132 SGK Vật lý 9
Vẽ ảnh của vật AB qua kính lão ở hỉnh 49.2 SGK, biết tiêu điểm của kính ở F.
- Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận \(C_{v}\) ở quá xa mắt. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao?
- Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính lão nói trên?
-
Bài tập C7 trang 132 SGK Vật lý 9
Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của một người giá là thấu kính hội tụ hay phân kì
-
Bài tập C8 trang 132 SGK Vật lý 9
Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.
-
Bài tập 49.1 trang 100 SBT Vật lý 9
Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
-
Bài tập 49.2 trang 100 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.
a. Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính,
b. Ông Hạ khi đọc sách thì phải đeo kính, còn khi đi đường không thấy đeo kính,
c. Ông Thu khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một loại kính,
d. Ông Đông khi đi đường thì thấy đeo kính , còn khi đọc sách lại không đeo kính,
1. kính của ông ấy không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mát.
2. ông ấy bị cận thị.
3. mắt ông ấy còn tốt, không có tật.
4. mắt ông ấy là mắt lão.
-
Bài tập 49.3 trang 100 SBT Vật lý 9
Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được các vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu?
-
Bài tập 49.4 trang 100 SBT Vật lý 9
Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cực 50 cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Gợi ý: Dựa ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt.