Bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Số trung bình cộng - Luyện tập.
-
Bài tập 14 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2
Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu ở bài tập 9
-
Bài tập 15 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2
Để nghiên cứu "tuổi thọ" của một loại bóng đèn, người ta đã chọn tùy ý 50 bóng và bật sáng liên tục cho tới lúc chúng tự tắt. "Tuổi thọ" của các bóng (tính theo giờ) được ghi lại ở bảng 23 (làm tròn đến hàng chục):
Tuổi thọ (x) 1150 1160 1170 1180 1190 Số bóng đèn tương ứng (n) 5 8 12 18 7 N = 50 a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì và số các giá trị là bao nhiêu?
b) Tính số trung bình cộng
c) Tìm mốt của dấu hiệu
-
Bài tập 16 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2
Quan sát bảng "tần số" (bảng 24) và cho biết có nên dùng số trung bình cộng làm "đại diện" cho dấu hiệu không? Vì sao
Giá trị (x) 2 3 4 90 100 Tần số (n) 3 2 2 2 1 N = 10 Bảng 24
-
Bài tập 17 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2
Theo dõi thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của 50 học sinh, thầy giáo lập được bảng 25:
Thời gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tần số (n) 1 3 4 7 8 9 8 5 3 2 N = 50 a) Tính số trung bình cộng
b) Tìm mốt của dấu hiệu
-
Bài tập 18 trang 21 SGK Toán 7 Tập 2
Đo chiều cao của 100 học sinh lớp 6 (đơn vị đo: cm) và được kết quả theo bảng 26:
a) Bảng này có gì khác so với những bảng "tần số" đã biết?
b) Ước tính số trung bình cộng trong trường hợp này.
(Hướng dẫn:
- Tính số trung bình cộng của từng khoảng. Số đó chính là trung bình cộng của giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của khoảng. Ví dụ: trung bình cộng của khoảng 110 - 120 là 115
- Nhân các số trung bình vừa tìm được với các tần số tương ứng
- Thực hiện tiếp các bước theo quy tắc đã học
-
Bài tập 19 trang 22 SGK Toán 7 Tập 2
Số cân nặng (tính bằng kilôgam) của 120 em của một trường mẫu giáo ở thành phố A được ghi lại trong bảng 27:
Hãy tính số trung bình cộng (có thể sử dụng máy tính bỏ túi)
-
Bài tập 11 trang 10 SBT Toán 7 Tập 2
Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dãy giá trị sau bằng cách lập bảng:
17 20 18 18 19 17 22 30 18 21 17 32 19 20 26 18 21 24 29 21 28 18 19 31 26 26 31 24 24 22 -
Bài tập 12 trang 10 SBT Toán 7 Tập 2
Theo dõi nhiệt độ trung bình hàng năm của hai thành phố A và B từ năm 1956 đến năm 1975 (đo theo độ C) người ta lập được các bảng sau:
* Đối với thành phố A
Nhiệt độ trung bình (x) 23 24 25 26 Tần số (n) 5 12 2 1 N=20 * Đối với thành phố B
Nhiệt độ trung bình (x) 23 24 25 Tần số (n) 7 10 3 N=20 Hãy so sánh nhiệt độ trung bình hàng năm giữa hai thành phố
-
Bài tập 13 trang 10 SBT Toán 7 Tập 2
Hai xạ thủ A và B cùng bắn 20 phát đạn, kết quả ghi lại được dưới đây:
a) Tính điểm trung bình của từng xạ thủ
b) Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của từng người.
-
Bài tập 4.1 trang 11 SBT Toán 7 Tập 2
Tổng số áo sơ mi mà một cửa hàng bán trong một ngày được thống kê lại trong bảng sau:
Cỡ áo 37 38 39 40 41 Số áo bán được 4 7 10 3 1 a) Số áo bán được là bao nhiêu?
b) Mốt của dấu hiệu là:
(A) 41;
(B) 10;
(C) 39;
(D) 25.
Hãy chọn phương án đúng.
-
Bài tập 4.2 trang 11 SBT Toán 7 Tập 2
Mật độ dân số của một số tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2008 được cho trong bảng sau:
Mật độ dân số của một địa phương được tính bằng cách: Lấy tổng số dân trung bình của địa phương đó (tại một thời điểm nhất định) chia cho diện tích của chính địa phương ấy (người/km2).
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Nhận xét chung về mật độ dân số ở hai vùng
c) Tính mật độ dân số của từng vùng và so sánh.