Bài tập SGK Vật Lý 12 Bài 37: Phóng xạ.
-
Bài tập 1 trang 194 SGK Vật lý 12
Một hạt nhân phóng xạ \(\alpha , \beta ^+ , \beta^ - ,\gamma ,\) hãy hoàn chỉnh bảng sau:
-
Bài tập 2 trang 194 SGK Vật lý 12
Hãy chọn câu đúng.
Quá trình phóng xạ hạt nhân
A. Thu năng lượng.
B. Tỏa năng lượng.
C. Không thu, không tỏa năng lượng.
D. Có trường hợp thu, có trường hợp tỏa năng lượng.
-
Bài tập 3 trang 194 SGK Vật lý 12
Trong số các tia α, β-, β+, ɣ, tia nào đâm xuyên mạnh nhất? Tia nào đâm xuyên yếu nhất?
-
Bài tập 4 trang 194 SGK Vật lý 12
Quá trình phóng xạ nào không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân?
A. Phóng xạ \(\alpha\).
B. Phóng xạ \(\beta ^-\).
C. Phóng xạ \(\beta ^+\).
D. Phóng xạ \(\gamma\).
-
Bài tập 5 trang 194 SGK Vật lý 12
Hãy chọn câu đúng.
Trong quá trình phóng xạ, số lượng hạt nhân phân rã giảm đi với thời gian t theo quy luật
A. \(-\alpha t +\beta (\alpha ,\beta >0)\)
B.
C.
D. \(e^{-\lambda t}\)
-
Bài tập 37.1 trang 111 SBT Vật lý 12
Trong quá trình phóng xạ của một chất, số hạt nhân phóng xạ
A. giảm đều theo thời gian.
B. giảm theo đường hypebol.
C. không giảm.
D. giảm theo quy luật hàm số mũ.
-
Bài tập 37.2 trang 111 SBT Vật lý 12
Giữa hằng số phân rã λ và chu kì bán rã T có mối liên hệ là :
\(\begin{array}{*{20}{l}} {A.{\rm{ }}\lambda = \frac{{const}}{T}{\rm{ }}\;\;\;\;\;\;{\rm{ }}B.{\rm{ }}\lambda = \frac{{ln2}}{T}}\\ {C.{\rm{ }}\lambda = \frac{{const}}{{\sqrt T }}{\rm{ }}\;\;\;\;\;\;{\rm{ }}D.{\rm{ }}\lambda = \frac{{const}}{{{T^2}}}.} \end{array}\)
-
Bài tập 37.3 trang 111 SBT Vật lý 12
Hãy chỉ ra phát biểu sai.
Trong các phản ứng hạt nhân có sự bảo toàn
A. động năng.
B. động lượng.
C. năng lượng toàn phần.
D. điện tích.
-
Bài tập 37.4 trang 111 SBT Vật lý 12
Trong phóng xạ α, so với hạt nhân mẹ thì hạt nhân con ở vị trí nào ?
A. Tiến 1 ô B. Tiến 2 ô.
C. Lùi 1 ô D. Lùi 2 ô.
-
Bài tập 37.5 trang 111 SBT Vật lý 12
Hãy chọn phát biểu đúng.
Hạt nhân \(_6^{14}C\) phóng xạ β-. Hạt nhân con sinh ra là
A. 5p và 6n.
B. 6p và 7n.
C. 7p và 7n.
D. 7p và 6n.
-
Bài tập 37.6 trang 111 SBT Vật lý 12
Hạt nhân \(_{88}^{226}Ra\) biến đổi thành hạt nhân \(_{86}^{222}Rn\) do phóng xạ
A. β+. B. α và β-.
C. α. D. β-.
-
Bài tập 37.7 trang 111 SBT Vật lý 12
Hạt nhân \(_{{Z_1}}^{{A_1}}X\) phóng xạ và biến thành hạt nhân phóng xạ và biến thành hạt nhân \(_{{Z_2}}^{{A_2}}Y\) bền. Coi khối lư của hạt nhân X, Y bằng số khối của chúng, tính theo đơn vị u. Biết ch phóng xạ \(_{{Z_1}}^{{A_1}}X\) có chu kì bán rã T. Ban đầu có một khối lượng chất \(_{{Z_1}}^{{A_1}}X\) , sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là :
\(\begin{array}{*{20}{l}} {A.{\rm{ }}4\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}}.{\rm{ }}\;\;\;\;\;\;{\rm{ }}B.{\rm{ }}3\frac{{{A_2}}}{{{A_1}}}.{\rm{ }}\;\;\;\;\;\;}\\ {C.\,4\frac{{{A_2}}}{{{A_1}}}.{\rm{ }}\;\;\;\;\;\;{\rm{ }}D.{\rm{ }}3\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}}.} \end{array}\)