Bài tập SGK Hóa Học 11 Bài 36: Luyện tập Hiđrocacbon thơm.
-
Bài tập 1 trang 162 SGK Hóa học 11
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brom, hiđrobromua? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 2 trang 162 SGK Hóa học 11
Trình bày phương pháp hóa học của các phản ứng hóa học đặc biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluene và hex – 1 – in.
-
Bài tập 3 trang 162 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế etilen, axetilen từ metan; điều chế clobenzen và nitrobenzen từ benzen và các chất vô cơ khác.
-
Bài tập 4 trang 162 SGK Hóa học 11
Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ toluene chuyển thành 2,4,6 – trinitrotoluen (TNT).
Hãy tính:
a) Khối lượng TNT thu được.
b) Khối lượng axit HNO3 đã phản ứng.
-
Bài tập 5 trang 162 SGK Hóa học 11
Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%.
a) Tìm công thức phân tử của X.
b) Viết công thức cấu tạo, gọi tên chất X.
-
Bài tập 6 trang 162 SGK Hóa học 11
Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?
A. C2H2
B. C4H4
C. C6H6
D. C8H8
-
Bài tập 36.1 trang 55 SBT Hóa học 11
Có bốn tên gọi : o-xilen, o-đimetylbenzen, 1,2-đimetylbenzen, etylbenzen. Đó là tên của
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất.
-
Bài tập 36.2 trang 55 SBT Hóa học 11
Có 5 công thức cấu tạo:
Đó là công thức của mấy chất ?
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất.
-
Bài tập 36.3 trang 56 SBT Hóa học 11
Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Benzen và toluen đều không có phản ứng với dung dịch nước brom.
B. Benzen và toluen đều có phản ứng thế với brom khi có xúc tác Fe.
C. Benzen và toluen đều có thể tham gia phản ứng cộng.
D. Toluen tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen khó hơn benzen.
-
Bài tập 36.4 trang 56 SBT Hóa học 11
Nếu cho toluen tác dụng với brom trong điều kiện chiếu sáng và đun nóng nhẹ, sản phẩm chính là
A.
B.
C.
D.
-
Bài tập 36.5 trang 56 SBT Hóa học 11
Cho vào ống nghiệm 2 ml nước brom. Nhỏ từ từ vào ống nghiệm đó 1 ml benzen. Trong ống nghiệm có 2 lớp chất lỏng : lớp dưới có thể tích lớn hơn và có màu vàng nâu, lớp trên không màu. Lắc kĩ ống nghiệm để hai lớp đó trộn vào nhau và sau đó để yên ống nghiệm. Trong ống lại thấy 2 lớp chất lỏng : lớp dưới có thể tích lớn hơn và không màu, lớp trên có màu.
Hãy giải thích những hiện tượng vừa nêu.
-
Bài tập 36.6 trang 56 SBT Hóa học 11
A là một đồng đẳng của benzen có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,75.
A tham gia các quá trình chuyển hóa theo sơ đồ sau:
Trên sơ đồ chỉ ghi các chất sản phẩm hữu cơ (phản ứng còn có thể tạo ra các chất vô cơ).
Hãy viết phương trình hóa học của các quá trình chuyển hóa. Các chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo, kèm theo tên gọi.