Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn.

Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):

  • Câu 1:

    Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố

    • A.Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
    • B.Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    • C.Giảm theo chiều tăng của tính phi kim.
    • D.B và C đều đúng.
  • Câu 2:

    Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

    • A.Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    • B.Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    • C.Giảm theo chiều giảm của tính kim loại.
    • D.A và C đều đúng  
  • Câu 3:

    Các nguyên tố halogen được xắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau :

    • A.I, Br, Cl, F.
    • B.I, Br, F, Cl.
    • C.F, Cl, Br, I.   
    • D.Br, I, Cl, F.      
  • Câu 4:

    Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau:

    • A.F, O, N, C, B, Be, Li.
    • B.Li, B, Be, N, C, F, O.
    • C.Be, Li, C, B, O, N, F.
    • D.N, O, F, Li, Be, B, C.
  • Câu 5:

    Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:

    • A.Phi kim mạnh nhất là iot
    • B.Phi kim mạnh nhất là liti
    • C.Phi kim mạnh nhất là flo
    • D.Kim loại yếu nhất là Xesi
  • Câu 6:

    Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?

    • A.9, 11, 13   
    • B.3, 11, 19
    • C.17, 18, 19   
    • D.20, 22, 24
  • Câu 7:

    Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây bao goomg các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn?

    • A.2, 10  
    • B.7, 17
    • C.18, 26   
    • D.5, 15
  • Câu 8:

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.
    • B.Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
    • C.Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.
    • D.Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
  • Câu 9:

    Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố như sau:

    X : 1s2;

    Y : 1s22s22p63s2;

    Z : 1s22s22p63s23p2;

    T : 1s22s22p63s23p63d104s2;

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.X, Y, Z, T đều là các nguyên tố thuộc nhóm A.
    • B.X, Y, T có 2 electron ở lớp ngoài cùng và đứng ở vị trí thứ hai trong chu kì.
    • C.Y và T là những nguyên tố kim loại.
    • D.Y, Z, T đều có 2 electron hóa trị.
  • Câu 10:

    Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?

    • A.chu kì 4, nhóm VB.
    • B.chu kì 4, nhóm IIA.
    • C.chu kì 5, nhóm IIA.
    • D.chu kì 5, nhóm IVB.
  • Câu 11:

    Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là

    • A.18
    • B.20
    • C.38
    • D.40
  • Câu 12:

    Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình [Ne]3s23p5. Y là nguyên tố cùng nhóm với X và thuộc chu kì kế tiếp. Phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.Cấu hình electron nguyên tử của Y là [Ar]4s24p5.
    • B.X và Y đều là những phi kim mạnh.
    • C.Khi nhận thêm 1 electron, X và Y đều có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng cạnh nó.
    • D.Các nguyên tố cùng nhóm với X và Y đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5.
  • Câu 13:

    Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là:

    • A.1s22s22p63s23p1.
    • B.1s22s22p63s23p64s2.
    • C.1s22s22p63s23p63d104s24p1.
    • D.1s22s22p63s23p63d34s2.
  • Câu 14:

    Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:

    X1: 1s22s22p63s2

    X2: 1s22s22p63s23p64s1

    X3: 1s22s22p63s23p64s2

    X4: 1s22s22p63s23p5

    X5: 1s22s22p63s23p63d64s2

    X6: 1s22s22p63s23p4

    Các nguyên tố cùng một chu kì là:

    • A.X1, X3, X6
    • B.X2, X3, X5
    • C.X1, X2, X6
    • D.X3, X4
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?